U răng được xem là một bệnh lý khá thường gặp của sức khỏe răng miệng. Nếu tình trạng u răng không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ biến chứng dị dạng cho khuôn mặt và quá trình ăn nhai sẽ trở nên rất khó khăn. Vậy u răng là gì? U răng có nguy hiểm không? Cùng theo dõi bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam bạn sẽ được giải đáp thắc mắc.

U răng là gì?

U răng có hình dạng một túi chứa đầy chất lỏng phát triển trong các mô mềm của miệng, xương hàm trên hoặc xuất hiện tại những chiếc răng chưa mọc. Trong hầu hết các trường hợp, u răng ảnh hưởng đến các răng hàm hoặc răng nanh, đây được xem là những tổn thương dạng u nang do nhiễm trùng lâu ngày ở răng.

Mặc dù u nang răng có biểu hiện nhẹ, phát triển chậm nhưng chúng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị sớm; có thể phải phẫu thuật lớn để loại bỏ một phần xương hàm. U răng thường xuất hiện khoảng độ tuổi 20 đến 40 tuổi và không phổ biến ở độ tuổi nhỏ.

u nang răng là bị gì

Các triệu chứng thường gặp của u răng

  • Bạn sẽ cảm thấy răng bị ê buốt thường xuyên
  • Những cơn đau răng xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều
  • Xuất hiện tình trạng sưng tấy ở các phần mô mềm trong khoang miệng và xương hàm
  • Có sự dịch chuyển vị trí giữa những chiếc răng
  • Nướu bị sưng đau và viêm
  • Hơi thở từ miệng phát ra có mùi
  • Môi bị sưng bất thường
  • Xương hàm dưới và xương hàm trên bị sưng đau nhức

Tuy nhiên các trường hợp u nang răng mới phát có kích thước nhỏ có thể sẽ không gặp bất cứ dấu hiệu nào. Bạn sẽ gặp các triệu chứng trên, khi u nang răng đã phát triển khoảng 2cm.

Những nguyên nhân gây sâu răng

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng u răng

Các u nang răng thường bắt đầu hình thành tại vị trí chiếc răng chết tủy hoặc chết tuỷ không hoàn toàn. Những nguyên nhân chính đằng sau sự hình thành u nang răng:

  • Do răng mọc không đúng vị trí
  • Răng mọc không bình thường qua các trường hợp như: răng bị kẹt trong nướu và xương, răng chỉ mọc một phần…
  • U răng do di truyền
  • Nang răng có thể hình thành xung quanh thân răng và chân răng bị vùi lấp chẳng hạn như răng khôn.
  • Do răng bị sâu bị chết, do chấn thương hoặc do nhiễm trùng, chân răng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

6 triệu chứng sâu răng thường gặp nhất

U răng, u nang răng có nguy hiểm không?

U răng chỉ là một cái mụt nhỏ thôi nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm trong tương lai như:

  • Nguy cơ nhiễm trùng : Một u nang răng bị nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng quanh răng và quanh răng.
  • Gây rụng răng: U răng không được điều trị sẽ gây ra tình trạng căng thẳng trên mô nướu, làm mô nướu yếu đi và mất khả năng bảo vệ về cố định răng. 
  • Nguy cơ gãy xương hàm: Khi xương hàm trở nên suy yếu do nhiễm trùng u nang răng có thể bị gãy. Nguy cơ gãy xương hàm sẽ có hơn khi u răng xuất hiện ở vùng răng hàm mặt.
  • Dẫn đến tình trạng u nguyên bào hoặc u hàm: Trường hợp này sẽ xảy ra với những khối u hiếm gặp, u răng chủ yếu ảnh hưởng đến phần hàm gần răng hàm hoặc răng khôn. Nếu không được điều trị, u răng sẽ trở thành ung thư và có thể lan đến phổi hoặc các hạch bạch huyết.

Những nguyên nhân sâu răng bạn cần biết

Các thủ thuật chẩn đoán u răng

  • Đối với một số khối u răng còn khá nhỏ khi chụp X - quang nha khoa có thể không chẩn đoán được. Nhưng kết quả trên phim khi xuất ra u răng sẽ có hình dạng đốm nhỏ.
  • Để chẩn đoán u răng có kết quả chính xác hơn bạn có thể chụp CT hoặc chụp MRI, các xét thủ thuật này cũng sẽ  giúp bác sĩ phát hiện các loại u nang khác nhau trong khoang miệng.
  • Trong những trường u răng lớn, bác sĩ sẽ xác định được u răng bằng mắt thường.

Sau khi có kết quả hình ảnh u răng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Làm thế nào để ngăn ngừa u răng, u nang răng

Trong tất cả các loại bệnh, phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh, và điều này rất đúng với bệnh lý u răng.

  • Trên thực tế cách duy nhất để ngăn ngừa u răng chính là vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng hai lần sáng tối trước và sau khi ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại trừ hoàn toàn các mảng bám cứng đầu trong kẽ răng.
  • Cần thiết không kém nữa là đến bác sĩ thăm khám răng ít nhất 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng để điều trị sớm.
  • Ngoài ra bạn cần phải ăn uống lành mạnh, đầy đủ sinh dưỡng bổ sung từ bên trong.

Tìm hiểu xương ổ răng là gì?

điều trị răng lung lay sau khi sinh

Qua bài viết trên, Trung tâm Nha khoa Đại Nam rất mong những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến u răng. Nếu vẫn còn băn khoăn về u răng hay u nang răng, hoặc cần tư vấn các dịch vụ nha khoa khác, vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được giải đáp miễn phí.