Có phải bạn đã nghe nói nhiều về 2 từ răng cấm, nhưng vẫn chưa hình dung nó là chiếc răng nào, có chức năng gì đúng không? Răng cấm được xem là những chiếc răng quan trọng nhất trên cung hàm. Để tìm hiểu về răng cấm rõ hơn, mời bạn theo dõi bài viết sau.

Răng cấm là răng nào?

Răng cấm là răng hàm số 6 và số 7, chúng nằm trong cùng trên mỗi cung hàm. Mỗi người đều có 8 chiếc răng cấm bao gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm hàm dưới, chia đều cho mỗi bên.

răng cấm số 6, số 7

Độ tuổi mọc răng cấm trong khoảng thời gian từ 6 đến 13 tuổi. Răng cấm chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời, do đó bạn cần phải chú ý chăm sóc giữ gìn chúng.

Răng cấm có hình dáng to hơn những chiếc răng ở các vị trí khác, có rãnh, các múi và bề mặt nhai khá rộng. Thông thường các răng cấm hàm trên có 3 chân răng và hàm dưới có 2 chân răng, chân răng có hình dáng hơi cong

Ống tủy của răng cấm cũng to hơn và nhiều so với các răng ở vị trí khác. Mỗi chân răng tương ứng với một ống tủy.

Răng cấm có chức năng gì?

Răng cấm có chức năng cực kỳ quan trọng trong khuôn hàm, làm nhiệm vụ ăn nhai chính yếu giúp chúng ta nghiền nát thức ăn. Răng cấm là chiếc răng chịu lực chính, có bề mặt nhai rộng giúp bạn nghiền thức ăn tốt hơn so với các chiếc răng khác.

Răng cấm còn có chức năng tạo vẻ cân đối cho gương mặt của bạn, làm vùng má trông đầy đặn, hài hòa và hạn chế lão hóa. Trường hợp răng cấm bị mất đi, xương ổ răng sẽ bị tiêu biến khiến gương mặt bị chảy xệ 2 bên vùng má, trông bạn sẽ già hơn so với tuổi.

Tại sao nhổ răng cần phải xét nghiệm máu?

Điều gì xảy ra khi mất răng cấm

Răng cấm nằm ở vị trí trong cùng do đó chúng có nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng, viêm nướu rất cao. Khi răng cấm bị hư mất đi thì chúng có thể gây ra các tác hại khôn lường như:

  • Mất đi khả năng nghiền thức ăn: Răng cấm bị mất sẽ làm bạn không thể nghiền thức ăn nhuyễn, không thể ăn các thức ăn có độ cứng mà mình yêu thích.
  • Tiêu xương hàm: Khi răng cấm mất lâu ngày mà không được trồng bổ sung, dần dần xương hàm tại vị trí đó sẽ bị tiêu biến, nhỏ dần. Xương hàm bị tiêu sẽ làm lệch cấu trúc mặt, vùng má có xu hướng chảy xệ, lão hóa sớm.
  • Sai lệch khớp cắn: Răng cấm mất buộc bạn phải sử dụng răng khác để ăn nhai, khi đó sự tương quan 2 hàm nhai có thể bị lệch, sai khớp cắn. Nếu tiếp tục ăn nhai một thời gian sẽ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, đau đầu...rất nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Răng cấm là răng nghiền thức ăn tốt nhất, các răng cửa, răng cối có thể làm nhiệm vụ thay thế. Tuy nhiên, thức ăn không thể được nghiền nhuyễn bằng các răng này. Khi thức ăn không được nghiền nhuyễn sẽ làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa gây đau dạ dày thường xuyên.

Răng cấm số 6, số 7 bị sâu có nên nhổ không?

Câu trả lời là không, tùy thuộc vào tình trạng sâu, Bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp cho bạn. Nếu trường hợp răng sâu quá nặng, lâu ngày hư tủy, vỡ hầu như toàn bộ cấu trúc răng, chỉ còn phần chân răng nhỏ… Không thể cứu chữa thì bắt buộc bạn phải nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng còn lại.

răng số 6, số 7 có liên hệ mật thiết với hệ thống dây thần kinh trong xoang hàm, do đó Bác sĩ phải cân nhắc trước khi nhổ.

răng cấm số 6, số 7 bị sâu

Các cách chữa trị răng cấm số 6, số 7 bị sâu

Răng cấm bị sâu nhẹ

Trường hợp răng cấm số 6, 7 bị sâu nhẹ, răng chỉ mới chớm các vết sâu đen, lỗ sâu nhỏ, ăn nhai bình thường, không đau nhức thì có thể áp dụng giải pháp trám răng. Các vật liệu trám lấp đầy lỗ hổng, bảo vệ răng sâu khỏi vi khuẩn tấn công, đem lại chức năng ăn nhai bình thường cho bạn. Nếu bạn có điều kiện thì nên bọc răng sứ để bảo vệ răng.

Răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới là do đâu?

Răng cấm sâu nặng

Nếu răng cấm bị đau nhức, không thể ăn nhai, lỗ sâu khá to thì Bác sĩ sẽ điều trị tủy cho bạn. Sau khi tủy được điều trị, Bác sĩ sẽ trám răng lại, bạn sẽ cảm thấy hết đau nhức. Tuy nhiên, sau khi lấy tủy, răng sẽ cực kỳ yếu, giòn và dễ hỏng sau 1 thời gian. Giải pháp duy nhất để bảo vệ răng sau điều trị tủy là bọc răng sứ.

Bọc răng sứ sử dụng mão răng sứ rắn chắc, trắng sáng có vẻ ngoài tự nhiên để bọc trùm lên răng sâu sau khi trám và lấy tủy. Răng sứ ăn nhai tốt, tuổi thọ cao và có tính thẩm mỹ cao do đó chúng là giải pháp hữu hiệu đối với răng sâu.

Sau khi đọc bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam, có lẽ bạn đã tìm hiểu rõ hơn về răng cấm. Mọi thắc mắc về răng cấm vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được giải đáp.