Chảy máu chân răng khi đánh răng là tình trạng rất thường gặp, và hầu hết mọi người đều chủ quan trước vấn đề này. Nhưng đằng sau đó là tiềm ẩn của một số bệnh lý nguy hiểm, nếu không khắc phục sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy chảy máu chân răng là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam.

Bị chảy máu chân răng khi đánh răng là bệnh gì?

Chảy mấu chân răng là bệnh gì

Chảy máu chân răng khi đánh răng được xem là dấu hiệu, triệu chứng của một số bệnh lý như: viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng,... Ngoài ra tình trạng này còn xảy ra khi bạn mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Việc bạn đánh răng chưa đúng cách cũng cũng gây ra chảy máu chân răng. Cần phải có biện pháp khắc phục sớm, nếu không vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập phá hủy cấu trúc hàm dẫn đến mất răng.

Nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng

Chảy máu chân răng khi đánh răng chủ yếu do số một nguyên nhân sau:

  • Việc đánh răng không kỹ, kẽ răng còn tích tụ mảng bám, tạo cao răng, vi khuẩn tấn công dẫn đến bệnh về răng lợi như: viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng, tụt nướu, sâu răng…Gây nên chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Trong quá trình đánh răng bạn chà sát răng lợi quá mạnh, đầu chải thô cứng,  sợi chải đã bị cùng, cũng dẫn đến chảy máu chân răng.
  • Răng mọc lệch lạc, không ngay hàng, thức ăn dễ bám lại kẽ răng khi ăn cũng là một lý do gây ra chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Việc bạn không đánh răng thường xuyên, hoặc đánh răng chỉ 1 đến 2 lần một ngày cũng dễ gây chảy máu chân răng. Vì điều này khiến cho lợi trở nên nhạy cảm, không thích nghi được với sự chà sát của bàn chải.
  • Hệ quả từ việc sử dụng chỉ nha khoa một cách thô bạo gây tổn thương lợi.
  • Những chiếc răng giả không phù hợp có thể gây ra kích ứng nướu, làm đau nhức, khó chịu và chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Phụ nữ mang thai và thời kỳ mãng kinh, nội tiết tố thay đổi dễ bị tụt nướu, sưng nướu làm chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lúc này khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể của bạn yếu đi. Làm tăng nguy cơ viêm nướu răng dẫn đến chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Thiếu vitamin C dễ dẫn đến sưng lợi, viêm nướu răng gây nên tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Vitamin C góp phần giúp mô phát triển, chữa lành vết thương và làm cho răng lợi chắc khỏe.
  • Hút thuốc lá, gây hại và để lại mảng bám cho chân răng, làm ảnh hưởng đến nướu khi đánh răng dễ gây tình trạng chảy máu chân răng.

Nên dùng chỉ nha khoa trước hay sau khi đánh răng?

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến của bệnh chảy máu chân răng

Bị chảy máu chân răng sau khi đánh răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng sau khi đánh răng sẽ không có gì đáng lo ngại nếu tình trạng trên chỉ do việc bạn đánh răng sai cách. Bạn cần đánh răng nhẹ nhàng kỹ lưỡng, và đúng cách tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng sẽ tự khỏi.

Nhưng nếu chảy máu chân răng sau khi đánh răng xảy ra hằng ngày, kèm theo tình trạng sưng đau thì rất nguy hiểm. Ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống sinh hoạt, ngoài ra đó là dấu hiệu báo động của bệnh viêm nha chu, viêm lợi...Cần phải thăm khám bác sĩ để điều trị sớm, tránh hậu quả nghiêm trọng như rụng răng, mất răng.

Đối với những người có mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thì tình trạng chảy máu chân răng sau khi đánh răng sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, dẫn đến đột quỵ, tăng đường huyết.

Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng chảy máu chân răng sau khi đánh răng thường xuyên, sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sanh sớm, và các biến chứng thai kỳ khác.

Viêm lợi là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Cách điều trị bệnh này như thế nào cho hiệu quả

Trước tiên bạn cần thay đổi cách đánh răng của mình, đánh răng đúng cách, kỹ lưỡng và chải răng nhẹ nhàng từ trên xuống hoặc xoay tròn. Thay bàn chải sau 2 đến 3 tháng sử dụng không nên để các sợi chải mòn, lựa chọn những bàn chải có sợi chải mềm mại hơn.

Dùng nước súc miệng và muối ấm để súc miệng, điều này làm giảm lượng vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng, giúp răng lợi khỏe khoắn, hạn chế chảy máu chân răng khi đánh răng.

Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn bám một cách nhẹ nhàng, không tác động mạnh dẫn đến tổn thương nướu.

Đến bác sĩ thăm khám răng thường xuyên, các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, huyết áp,... Ngoài ra, nên cạo vôi răng định kỳ tại Trung tâm Nha khoa Đại Nam để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến chân răng bị đen

Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm từ sữa và sữa chua, bổ sung thức ăn chứa nhiều canxi,vitamin K (rau chân vịt, cải xoăn..), hoa quả chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, quýt, cà rốt…). Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Ngừng ngay việc hút thuốc đối với những ai đang có thói quen này. Việc hút thuốc sẽ làm sức khỏe bạn giảm miễn dịch, và tình trạng chảy máu chân răng sau khi đánh răng lâu lành.

Uống 1 cốc trà xanh mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, vì trong trà xanh có thành phần catechin giúp kháng viêm giảm sưng.

Giữ cho tâm trạng thoải mái, không stress, việc căng thẳng tưởng chừng như không liên quan đến chảy máu chân răng. Nhưng việc bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn dễ tấn công lợi gây chảy máu chân răng khi đánh răng.

Qua bài viết trên, chắc các bạn đã có câu trả lời cho Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân, kết quả dẫn đến chảy máu chân răng khi đánh răng? Nếu vẫn còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên Trung tâm Nha khoa Đại Nam tư vấn miễn phí.