Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng hiện đại và khá phổ biến hiện nay được rất nhiều người lựa chọn. Có những trường hợp sau khi bắc cầu răng sứ một thời gian gặp tình trạng lỏng lẻo, khó chịu, mất thẩm mỹ và rất ảnh hưởng đến việc ăn uống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cầu răng sứ bị hở? Cách khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam bạn sẽ có câu trả lời.

cầu răng sứ bị hở thì phải làm sao

Một số triệu chứng thường gặp khi cầu răng sứ bị hở

Cầu răng sứ có sự chuyển động

Trong quá trình ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt, cầu răng sứ bị xê dịch, hoặc tại vị trí chân răng không ôm sát vùng viền nướu, là dấu hiệu chắc chắn cầu răng sứ bị hở. 

Các vấn đề về khớp cắn

Khớp cắn sai lệch gây ra các triệu chứng như: đau răng, đau đầu, đau hàm...có thể là dấu hiệu cho thấy cầu răng bị lỏng và không đều trong miệng. 

Răng trở nên nhạy cảm hơn khi cầu sứ bị hở

Tình trạng ê buốt răng là bình thường trong vài ngày đầu sau khi đặt cầu răng sứ. Nếu tình trạng nhạy cảm sau khi làm răng sứ tiếp tục trong nhiều tuần đó có thể là dấu hiệu cầu răng bị hở.

Có mùi hôi khó chịu trong miệng

Khi khoang miệng xuất hiện mùi và vị khó chịu là do thức ăn len lỏi vào dưới khu vực cầu răng đang thối rữa. Mùi hôi trong miệng xuất hiện khi cầu răng sứ đủ lỏng để cho thức ăn bị nhét vào. 

Khó chịu quanh vị trí đặt cầu răng sứ

Những dấu hiệu cho thấy cầu răng sứ của bạn bị lỏng, hở bao gồm những khó chịu như: nướu bị kích ứng, bị nhọt hoặc nhiễm trùng…

Các nguyên nhân gây nên tình trạng cầu răng sứ bị lỏng

Bị tác động mạnh lên mặt

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là những tác động mạnh va trúng mặt, như bị té ngã, chấn thương vùng mặt cụ thể là khi vực hai bên má. Khi chịu lực mạnh vào mặt sẽ dễ dẫn đến cầu răng sứ.bị lỏng

Ăn những thức ăn quá cứng

Việc ăn nhai ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của cầu răng sứ, nếu bạn có thói quen thích ăn đồ cứng như: nhai đá, kẹo cứng, sụn sườn,...khi ăn những đồ ăn cứng bạn phải dùng lực cắn mạnh để nghiền điều này sẽ góp phần làm cho cầu răng của bạn lỏng theo thời gian.

Một hoặc cả hai răng trụ bị gãy

Răng trụ rất quan trọng đối với cầu răng sứ, răng trụ đóng vai trò như cây neo. Nếu một trong hai răng trụ bị gãy hay gặp vấn đề thì chắc chắn cầu răng sẽ bị lỏng ngay.

Sự hao mòn theo thời gian

Răng thật còn bị mòn huống chi là cầu răng sứ, việc bạn ăn nhai hàng ngày, hay có thói quen nghiến răng, nhai đá thì sau một thời gian cầu răng sứ bị mài mòn và dẫn đến lỏng lẻo.

Cầu răng sứ bị lỏng do quá trình lão hoá

Khi tuổi càng lớn tình trạng tụt nướu răng sẽ càng nặng, làm cho trụ răng dài ra. Khi kích thước mão sứ và răng trụ bị chênh lệch sẽ dẫn đến cầu răng sứ bị lỏng

Bác sĩ có tay nghề yếu

Cầu răng sứ nếu được thực hiện bởi bác sĩ không có chuyên môn kỹ thuật cao, sẽ có thể mắc sai sót trong quá trình mài cùi răng. Lỗi kỹ thuật của bác sĩ dẫn đến tổn thương trụ răng thật, cầu răng sứ không vừa vặn trong cung hàm sẽ làm cầu răng sứ bị lỏng.

Cầu răng sứ bị lỏng do cầu răng sứ chất lượng kém

Mão sứ chất lượng góp phần tăng độ bền của cầu răng sứ, khi mão sứ kém chất lượng sẽ gây nên các tình trạng kích ứng cho lợi. Khi lợi bị sưng phồng lên sẽ đẩy phần cầu sứ lên trên và gây lỏng.

Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?

Kích thước cầu răng sứ chênh lệch với trụ răng

Khi làm cầu răng sứ tỉ lệ giữa mão sứ và răng trụ được mài phải trùng khớp hoàn toàn với nhau. Nếu mão sứ có kích thước nhỉnh hơn với trụ răng thật thì cầu răng sứ sẽ bị lỏng và tuột ra khỏi trụ răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một phần rất quan trọng quyết định tuổi thọ của cầu răng sứ. Khi bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ chưa sạch sẽ hoặc đánh răng quá mạnh thì đều có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nướu gây tụt lợi sâu răng viêm nướu đều có thể làm cầu răng sứ bị lỏng.

cầu răng sứ bị hở do đánh răng sai cách

Không đến Nha khoa thăm khám kiểm tra định kỳ

Mặc dù bạn có chế độ vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế ăn những thức ăn cứng nhưng không có nghĩa cầu răng sứ của bạn không có nguy cơ bị lỏng. Thăm khám răng định kỳ bác sĩ sẽ phát hiện nguy cơ có thể dẫn đến bị lỏng cầu răng sứ và điều chỉnh lại.

Cầu răng sứ bị lỏng gây nên hậu quả gì?

Có hai hậu quả bất lợi chính xảy ra khi cầu răng sứ bị lỏng: tổn thương răng lợi và cầu răng. Cầu răng bị hỏng có thể sửa chữa hoặc thay thế, nhưng nếu răng lợi bị tổn lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gặp nhiều rắc rối như: 

  • Cầu răng sứ bị lỏng lẻo tạo ra kẽ hở, vi khuẩn có thể xâm nhập và tạo ra các vấn đề từ sâu răng, đau nhức, sưng đỏ, chảy máu chân răng, viêm nha chu…thậm chí nặng hơn sẽ mất răng trụ và ảnh  hưởng nghiêm trọng đến những răng xung quanh.
  • Răng của bạn sẽ trở nên ê buốt nhạy cảm hơn khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, hoặc ê răng khi nhai thức ăn.
  • Khi cầu răng sứ bị lỏng, quá trình ăn nhai của bạn sẽ trở nên khó khăn và không thoải mái, dẫn đến ăn kém ngon miệng, chán ăn và suy nhược cơ thể, sụt cân.
  • Ngoài ra lỏng cầu răng sứ còn khiến bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp. Khi cầu răng sứ bị lỏng, sẽ làm lộ phần cùi răng trông rất mất thẩm mỹ. Thức ăn nhét vào khi cầu răng sứ bị lỏng lâu ngày sẽ gây nên mùi hôi rất khó chịu khiến bạn ngại nói chuyện với mọi người.

Phải làm gì khi cầu răng sứ bị lỏng

Bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân gây lỏng cầu răng sứ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

  • Nếu cầu răng sứ bị lỏng là do kích thước của mão sứ và chất lượng của cầu răng sứ, hoặc do bệnh nhân bị tụt lợi thì bác sĩ sẽ phải làm cầu răng sứ mới để khắc phục. 
  • Cầu răng sứ chỉ bị lỏng nhưng vẫn còn vừa vặn với trụ răng, mão sứ và trụ răng thật không bị nguy hại gì, thì bác sĩ chỉ cần điều chỉnh lại cầu răng sứ và dùng keo dán chuyên dụng để cố định lại.

Chăm sóc cầu răng sứ đúng cách

Đánh răng đúng cách mỗi ngày

Trong mọi trường hợp liên quan đến răng miệng, vệ sinh răng và đánh răng đúng cách luôn quan trọng hàng đầu. Bạn cần đánh răng nhẹ nhàng không chà sát mạnh vùng nướu để tránh tụt lợi gây lỏng cầu răng sứ. 

Ngoài ra bạn nên sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn thừa, để ngăn chặn vi khuẩn gây hại cho răng lợi.

Ăn những thức ăn mềm

Thức ăn mềm sẽ không gây áp lực lên cầu răng sứ, bạn không cần dùng lực nhai nhiều tránh được nguy cơ lỏng và bị mài mòn cầu răng.

bổ sung dưỡng chất từ các loại rau quả khi bị đau răng

Loại bỏ các thói quen xấu

Bạn nên tập cách không nghiến răng khi ngủ, thói quen nhai đá, và bỏ hút thuốc lá. Những thói quen này không những khiến cầu răng sứ bị lỏng mà còn rút ngắn tuổi thọ cầu răng sứ

Đến Nha Khoa thăm khám răng định kỳ

Để chế độ chăm sóc cầu răng sứ được hoàn thiện hơn bạn cần phải thăm khám và kiểm tra răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện điều chỉnh các vấn đề có thể khiến cầu răng sứ của bạn bị lỏng.

Qua bài viết trên Trung tâm Nha khoa Đại Nam rất mong những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề cầu răng sứ bị lỏng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề cầu răng sứ bị lỏng, hoặc cần tư vấn đề các dịch vụ làm cầu răng sứ, vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.