Niềng răng có hôn được không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng sắp và đang niềng răng. Bạn có thể đã nghe các câu chuyện dở khóc dở cười về những nụ hôn khi niềng răng. Đừng quá lo lắng, những trường hợp như trên sẽ không phổ biến. Phương pháp niềng răng hiện đại và những mẹo hay mà Trung tâm Nha khoa Đại Nam sắp chia sẻ sau đây, bạn vẫn dễ dàng có được những nụ hôn lãng mạn khi đeo niềng. Nào, cùng Đại Nam tìm hiểu ngay!
Niềng răng có hôn được không?
Khi niềng răng bạn có thể trao nhau những nụ hôn ngọt ngào được hay không?
Khi niềng răng bạn hoàn toàn có thể hôn được. Tùy thuộc vào các phương pháp niềng răng mà mức độ của chúng là dễ dàng hoặc có chút khó khăn. Cùng Đại Nam tìm hiểu ngay từng phương pháp niềng răng có ảnh hưởng thế nào lên nụ hôn.
- Niềng răng Invisalign (vô hình): Phương pháp niềng răng này có ưu điểm không cần nhổ răng, không gây đau và rất tiện lợi. Máng niềng được thiết kế trong suốt tạo nên tính thẩm mỹ rất cao. Bạn có thể dễ dàng tháo lắp chúng khi ăn uống hoặc khi hôn. Nhờ chất liệu silicon an toàn, nếu bạn đeo chúng khi hôn thì cũng không gây bất cứ khó khăn nào cho bạn và đối tác.
- Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi): Niềng răng mặt trong là niềng răng mắc cài kim loại nhưng được gắn vào mặt trong của răng. Khi hôn, các bộ phận trên miệng sẽ không thể tác động đến mặt trong của răng. Như vậy, niềng răng mắc cài mặt trong cũng không làm ảnh hưởng đến nụ hôn ngọt ngào của bạn.
- Niềng răng mắc cài mặt ngoài: Phương pháp này bao gồm niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng mắc cài sapphire. Các mắc cài được đặt mặt ngoài của răng. Các phương pháp niềng răng này có ưu điểm đem đến hiệu quả niềng cao, thời gian dịch chuyển ngắn hơn. Tuy nhiên, chúng có thể hơi khó để hôn so với các phương pháp niềng khác. Các mắc cài và dây cung có thể gây vướng víu, gây đau cho bạn và đối tác nếu chưa biết cách hôn đúng.
Tại Trung tâm Nha khoa Đại Nam, các mắc cài được chế tạo với chất liệu chất lượng, an toàn. Mắc cài được thiết thế với các cạnh bo tròn, kích thước nhỏ gọn hạn chế gây tổn thương, ma sát cho bạn. Nếu bạn đang niềng răng mắc cài mặt ngoài, đừng quá lo lắng. Hãy tham khảo các mẹo hướng dẫn từ Trung tâm Nha khoa Đại Nam để có được những nụ hôn lãng mạn mà không gặp bất cứ trở ngại.
Bật mí cách hôn tự nhiên cho người đeo niềng
Bật mí cách hôn thú vị sau khi niềng răng từ Bác sĩ Trung tâm Nha khoa Đại Nam
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng phổ biến, được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, chúng cũng là phương pháp niềng khiến bạn khó hôn nhất. Nếu bạn hiểu và áp dụng những mẹo hôn sau đây của chuyên gia Đại Nam, thì việc hôn khi đeo niềng kim loại sẽ không còn là trở ngại.
Thời gian thích hợp: Ít nhất 14 ngày sau khi niềng răng, bạn mới có thể bắt đầu nụ hôn đầu tiên. Sau 2 tuần khi làm quen với các khí cụ niềng răng, bạn có thể làm chủ được các khí cụ trong miệng. Điều khiển được môi và lưỡi để chúng không chạm vào mắc cài, dây cung gây đau. Lúc này bạn đã có thể thực hành những nụ hôn đầu. Ban đầu có thể khó khăn, nhưng chúng cũng là thử thách thú vị cho tình yêu của 2 bạn.
Lựa chọn kiểu hôn: Khi mới hôn sau khi niềng, bạn hãy bắt đầu với nụ hôn môi, đừng nóng vội với nụ hôn “kiểu Pháp” quá nồng cháy nhé. Những cái hôn môi nhẹ nhàng sẽ giúp cả bạn và đối phương cùng thích nghi, tập làm quen dần với các khí cụ niềng. Chúng sẽ giúp bạn tăng kỹ năng và thành thạo hơn với việc hôn.
Chọn góc hôn thích hợp: Hãy tìm góc hôn thích hợp giữa hai bạn sao cho thoải mái nhất. Hôn nghiêng sẽ giúp tránh va chạm với mắc cài tốt nhất. Hai bạn nên chọn góc nghiêng phù hợp để bắt đầu nụ hôn.
Chậm rãi và kiên nhẫn: Hãy bắt đầu nụ hôn với sự chậm rãi, không được nóng vội vì chúng sẽ trở nên tồi tệ. Lực mạnh tác động có thể khiến bạn và đối tác bị đau mô mềm và chấn thương răng. Đôi khi chúng còn làm hỏng, bung tuột các mắc cài và dây cung. Nhẹ nhàng chạm môi sẽ an toàn hơn những nụ hôn quá nồng nhiệt.
Sử dụng lưỡi cẩn thận: Sau khi đã làm quen với hôn môi, kỹ năng hôn của cả 2 bạn đã tăng và dần thành thạo. Bạn có thể lựa chọn nụ hôn kiểu Pháp. Thay vì sử dụng lưỡi đảo tròn như nụ hôn kiểu Pháp, thì hãy để lưỡi chuyển động lên xuống, chậm rãi, tránh xa các vùng chứa kim loại niềng.
Dùng thêm sự hỗ trợ: Dùng sáp nha khoa để che đi các góc nhọn mắc cài có nguy cơ gây đau. Son dưỡng môi để bạn có đôi môi mềm mại hơn. Cả hai công cụ hỗ trợ trên sẽ giúp bạn có được một nụ hôn dễ dàng hơn rất nhiều.
Niềng răng có thể khiến việc hôn khó khăn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, bạn thực sự không cần phải lo lắng về việc hôn nhau khi niềng răng. Hãy thực hiện chúng thật chậm rãi và kiên nhẫn cho đến khi thuần thục, mọi việc sẽ trở nên bình thường. Hy vọng bài viết này của Trung tâm Nha khoa Đại Nam đã cho bạn cách hôn khi niềng răng để cả 2 bạn có những trải nghiệm tình yêu thú vị và vui vẻ.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được tư vấn miễn phí.