Bạn đang tự hỏi không biết niềng răng có đau không, mức độ đau là như thế nào? Niềng răng là giải pháp giúp răng đều đẹp mà không cần can thiệp đến xương hàm hay cấu trúc răng thật. Chúng có thể gây khó chịu, nhưng không đến mức quá tệ, bạn hoàn toàn có thể vượt qua. Cùng Trung tâm Nha khoa Đại Nam tìm hiểu các giai đoạn bị đau  và mẹo hay để giảm đau nhanh chóng khi niềng răng nhé. 

Niềng răng có đau không?

Đeo niềng răng có đau không? 

Lý do thứ nhất khiến niềng răng bị đau là các khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung...tạo ra ma sát trên răng va chạm vào mô mềm như môi, má, nướu khiến bạn cảm thấy đau. Nhưng đừng lo lắng, khi miệng bạn thích nghi với khí cụ thì bạn sẽ thấy dễ chịu

Siết răng khi niềng có đau không? 

Lý do thứ 2 gây đau khi niềng răng là lúc siết chặt dây cung để răng dịch chuyển, lúc này bạn sẽ cảm thấy căng, tức và khó chịu. Lực siết sẽ giúp răng của bạn được đẩy, kéo răng về vị trí thẳng hàng.

Ngoài ra còn có các một số bước cũng có thể gây khó chịu như nhổ răng, gắn band, cắm vít...hỗ trợ cho quá trình niềng răng.

Như vậy, niềng răng bị đau là do khí cụ niềng ma sát, do răng dịch chuyển và một số giai đoạn khác. Thật may mắn vì cảm giác đau nhức này hoàn toàn nằm trong sức chịu đựng và chúng thường không kéo dài. Hơn nữa chúng ta cũng có rất nhiều cách để kiểm soát và làm dịu chúng.

niềng răng có đau không

Bên cạnh đó, nếu những cơn đau xuất hiện bất thường, quá dữ dội hoặc xuất hiện các vết lở loét nghiêm trọng. Chúng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như Bác sĩ có kỹ thuật kém, tác dụng lực niềng quá mạnh hay khí cụ niềng kém chất lượng, gây dị ứng, ma sát quá lớn lên các mô mềm trong miệng.

Khi nào niềng răng hết đau?

3 ngày đầu sau khi niềng răng bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhất, do chưa quen với các khí cụ trong miệng. Sau 1 tuần, cảm giác đau sẽ dần biến mất, bạn sẽ thích nghi nhanh chóng.

Những lần tái khám đầu tiên để Bác sĩ siết dây cung, khiến bạn cảm thấy ê nhức khó chịu, nhưng chúng sẽ chấm dứt sau 1- 2 giờ.

Mất khoảng 1 tháng đầu để bạn thích nghi hoàn toàn với niềng răng. Sau khoảng từ 2 đến 3 lần siết dây cung, bạn sẽ không còn thấy cảm giác đau như lúc ban đầu.

Tìm hiều niềng răng giá bao nhiêu? Những yếu tố ảnh hưởng đến giá niềng răng

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

Niềng răng phải trải qua nhiều giai đoạn, vậy niềng răng giai đoạn nào là đau nhất? Cùng Đại Nam tìm hiểu các giai đoạn gây khó chịu nhất trong quá trình niềng.

Giống như việc tiêm chích, thực ra niềng răng cũng không đáng sợ, chỉ là do vấn đề tâm lý của chúng ta. Nói về sợ đau nhức, chắc chắn trẻ em sẽ là đối tượng sẽ lo sợ nhất. Tại Trung tâm Nha khoa Đại Nam, nhiều trẻ em đã thử trải nghiệm niềng răng, kết quả thật thú vị, khi các em đều cho rằng niềng răng không đau nhức chút nào.

Giai đoạn đặt thun tách kẽ, gắn khâu band là một trong những giai đoạn đau nhất khi niềng răng

Để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển tốt hơn, Bác sĩ sẽ dùng thun tách kẽ. Thun tách kẽ là vòng tròn được làm từ cao su. Chúng dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở giữa 2 răng hàm. Sau khi đặt thun tách kẽ bạn có thể sẽ cảm thấy hơi ê, cộm cấn khó chịu. Bạn có thể bị vướng víu khi ăn nhai, nhưng cảm giác này sẽ giảm dần và chấm hết sau một vài ngày thích nghi. 

Các Bác sĩ tại Đại Nam khuyên bạn không cần lo lắng quá về cảm giác đau khi đặt thun tách kẽ. Khoảng 5 -7 ngày, khi kẽ răng bắt đầu có khe trống, Bác sĩ sẽ lấy thun ra và thực hiện đặt khâu vào răng. Vậy gắn band niềng răng có đau không? Giai đoạn gắn khâu band là bước đầu tiên của quá trình niềng nên có thể bạn vẫn còn tâm lý lo sợ. Nhưng khi trải qua bước này, bạn sẽ không còn gì để lo lắng nữa. Gắn khâu band chỉ đau nhức trong khoảng thời gian đầu, sau 1 -2 ngày, bạn sẽ thấy bình thường.

niềng răng móm bằng mắc cài kim loại

Giai đoạn đau khi niềng răng là siết dây cung

Việc đặt mắc cài và dây cung vào răng sẽ không gây đau đớn chút nào. Tuy nhiên, khi Bác sĩ dùng lực tác dụng lên dây cung, bạn sẽ thấy hơi khó chịu, cảm giác ê ẩm xuất hiện. Lúc này các răng của bạn đang bắt đầu quá trình dịch chuyển. 

Bạn chưa thể quen ngay với áp lực của dây cung. Do đó, cảm giác đau là hoàn toàn bình thường. Sau 5 ngày đến một tuần, mọi khó chịu ban đầu liên quan đến niềng răng sẽ biến mất hoặc cải thiện nhiều. Răng sẽ dần thích nghi với khí cụ niềng răng và việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Việc siết dây cung sẽ diễn ra định kỳ từ 1 -2 tháng/ lần. Vài lần đầu bạn có thể thấy khó chịu, nhưng tiếp đến những lần sau, cảm giác sẽ hoàn toàn bình thường.

Các giai đoạn khác như nhổ răng trước khi niềng, gắn minivis cũng là một trong những nỗi lo của nhiều người.  Vậy nhổ răng khi niềng có đau không? Bắt vít khi niềng răng có đau không? Không phải ai khi niềng cũng cần nhổ răng và gắn vít chỉnh nha. Tùy theo tình trạng răng, phác đồ điều trị của mỗi người mà Bác sĩ sẽ có các chỉ định thích hợp. Nhổ răng và cấy minivis trong quá trình niềng sẽ được Bác sĩ tiêm tê, bạn sẽ không hề cảm thấy đau nhức chút nào. Đừng quá lo lắng, các Bác sĩ chỉnh nha tại Đại Nam là những chuyên gia trong việc nhổ răng và gắn vít.

Mẹo giảm nhẹ cơn đau khi niềng răng theo từng giai đoạn

Chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi niềng răng giúp bạn giảm bớt cơn đau

Cần chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi đi qua từng giai đoạn trong niềng răng như: nhổ răng, đặt thun tách kẽ, nong rộng hàm, đặt khâu (bands)... Niềng răng không quá đau như bạn nghĩ.

Nhổ răng có sự hỗ trợ của thuốc tê, thuốc giảm đau do đó chúng sẽ không gây đau cho bạn. Tuy nhiên, không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần nhổ răng.

Quá trình đặt thun tách kẽ, nong rộng hàm, đặt khâu sẽ không gây đau. Tuy nhiên, cảm giác ban đầu của bạn là hơi căng tức vùng răng. Đừng lo lắng, khi giữa răng bắt đầu có kẽ hở, bạn sẽ không còn cảm giác căng tức này nữa.

Hãy nhớ rằng, sự khó chịu khi niềng răng chỉ kéo dài vài ngày, bạn hoàn toàn có thể vượt qua được.

Ưu đãi niềng răng trả góp 0% lãi suất tại Trung tâm Nha khoa Đại Nam

Dùng sáp Nha khoa và dùng nước muối súc miệng sau khi gắn mắc cài, dây cung để giảm đau hiệu quẩ

Sau khi gắn mắc cài và dây cung, bạn sẽ gặp khó khăn khi ăn uống và giao tiếp. Bạn có thể dùng sáp nha khoa để hạn chế ma sát của mắc cài vào má, môi. Tránh ăn các thức ăn cứng, dai hoặc quá dẻo, nên ăn các thực phẩm mềm lỏng trong 1 - 2 ngày đầu như cháo, súp.

Súc miệng bằng nước muối để làm dịu, sát khuẩn mô mềm trong miệng sau khi niềng răng. Vệ sinh răng và các mắc cài sạch sẽ bằng máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, bàn chải rãnh…

Tất cả những mẹo trên rất đơn giản để thực hiện, chỉ cần áp dụng đúng, bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu khi bắt đầu niềng răng nữa.

Thời gian niềng răng là bao lâu? Có thể rút ngắn thời gian niềng được không?

Sử dụng túi đá để giảm đau khi răng bắt đầu dịch chuyển

Các khí cụ bắt đầu được tác dụng lực, răng cũng bắt đầu dịch chuyển từ từ, bạn có thể cảm nhận được sự ê ẩm. Lực siết dây cung vừa phải, mọi cảm giác khó chịu trong sức chịu đựng của chúng ta.

mẹo giảm đau khi niềng răng

Bạn có thể dùng túi đá, chườm lên vùng má nếu có cảm giác đau nhẹ. Hoặc nhấm nháp một ly sinh tố, nước đá lạnh cũng giúp giảm nhanh cơn đau. Khi quen dần, những cuộc hẹn tái khám siết dây cung sẽ không còn cảm giác khó chịu nữa.

Như vậy, quá trình niềng răng thực tế không gây đau như nhiều người đã nghĩ. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giỏi thực hiện. Vấn đề duy nhất bạn cần vượt qua đó là rào cản tâm lý, sự kiên nhẫn và tích cực. Hãy tưởng tượng sau khi niềng bạn sẽ có hàm răng đều đặn, góc nghiêng hài hòa, gương mặt cân đối duyên dáng.

Ngoài ra, để niềng răng không bị đau, bạn có thể chọn giải pháp niềng răng trong suốt invisalign. Máng niềng silico giúp răng dịch chuyển mà không gây đau, không cần nhổ răng. Như vậy, nếu muốn trải nghiệm niềng thoải mái, bạn có thể chọn niềng răng trong suốt Invisalign.

Tìm hiểu địa chỉ niềng răng uy tín, giá tốt

Hy vọng bài viết sau đã giúp bạn trả lời câu hỏi niềng răng có đau không. Mọi thắc mắc liên hệ Hotline 096 4444 999 để được giải đáp miễn phí.