Các bậc phụ huynh hiện nay luôn lo ngại về tình trạng trẻ nghiến răng. Để giải đáp những thắc mắc trên, Trung tâm Nha khoa Đại Nam xin phép được chia sẻ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Trẻ nghiến răng là gì?
Trẻ nghiến răng là hiện tượng răng của hàm trên và hàm dưới ghì siết lại với nhau, tạo thành tiếng “ken két”. Nghiến răng có thể xảy ra lúc ban ngày hoặc vào đêm trong lúc ngủ. Bệnh nghiến răng đa phần xuất hiện ở trẻ nhỏ, xuất hiện ít hơn ở người trưởng thành.
Tại sao trẻ lại nghiến răng?
Trẻ nghiến răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần là do bị sai khớp cắn. Phần lớn trường hợp bé nghiến răng, là do bị căng thẳng quá mức hoặc rối loạn thần kinh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như:
Trẻ nghiến răng do thiếu Canxi
Khi trẻ thiếu Canxi thì cơ thể phải đặt vào trong tình trạng chậm lớn, còi xương và chất lượng răng kém. Theo các chuyên gia tư vấn thì trẻ từ 1 - 6 tuổi thường rất biến ăn. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thành phần Canxi trong cơ thể rất quan trọng, để cấu tạo nên xương và răng. Hoạt chất này giúp răng chắc khỏe, bổ trợ co bóp của tim và giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định.
Thiếu Vitamin D3 và K2 là nguyên nhân gây nghiến răng cho bé
Ngoài Canxi ra thì vitamin D3 và K2 cũng rất quan trọng. Hai hoạt chất này có tác dụng vận chuyển Canxi đến đích. Nếu thiếu D3 hoặc K2 thì Canxi sẽ đi sai lệch. Điều này sẽ khiến răng của bé yếu, mọc chậm, không đều và hay nghiến.
Trẻ nghiến răng có phải là chỉ do thiếu chất? Không chỉ cho thiếu chất mà trẻ mới có tình trạng nghiến răng. Nghiến răng còn là hệ quả của những yếu tố như bé mọc răng, nhiễm giun kim, dị ứng.
Bé nghiến răng vì đang mọc răng
Trong độ tuổi thay răng trẻ rất hay nghiến chặt hai hàm, việc này giúp cho con đỡ phải đau và dễ chịu hơn. Đây là hiện tượng rất tự nhiên và hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng khi bé nghiến răng.
Nghiến răng do trẻ nhiễm giun kim
Khi giun kim xâm nhập vào cơ thể, sẽ sinh ra một loại độc tố khiến cho trẻ cảm thấy căng thẳng. Trạng thái này kéo dài sẽ sinh ra thói quen nghiến răng.
Trẻ bị dị ứng
Khi bị dị ứng cơ thể của bé cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, theo phản xạ tự nhiên thì trẻ sẽ nghiến răng để giảm bớt bứt rứt.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ nghiến răng khi ngủ
Để nhận biết và can thiệp kịp thời, thì mẹ cần phải chú ý và nắm bắt những dấu hiệu sau:
- Răng của trẻ thường bị bào mòn và mẻ.
- Bé thường kêu đau ở trán và tai.
- Con thường bị đau hàm khi nhai, ăn uống khó khăn.
- Khi trẻ ngủ thường phát ra những âm thanh ken két bên trong miệng.
Nghiến răng ở trẻ thường kéo dài trong thời gian bao lâu?
Đa phần trẻ em là đối tượng dễ mắc phải tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ, giảm khi lớn lên hoặc đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Trường hợp khi lớn lên vẫn còn tình trạng nghiến răng, lúc này phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
Nhận biết dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
Trẻ ngủ nghiến răng có sao không?
Thông thường, nghiến răng sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe và khả năng phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho bé như:
- Răng của trẻ bị hư hại do phải chịu áp lực liên tục từ việc nghiến răng.
- Khi nghiến răng nhiều lần, sẽ làm bào mòn răng và mất đi lớp men khiến con dễ bị nhạy cảm với nhiệt độ.
- Nghiến răng có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương ở trẻ.
- Sâu răng có thể trở nặng hơn.
Cách chữa nghiến răng hiệu quả cho con
- Cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi và các hoạt chất vitamin.
- Nếu trẻ nghiến răng khi đang căng thẳng, mẹ nên tạo không gian thư giãn trước khi đi ngủ như chơi kể chuyện, đùa vui, tâm sự cùng bé
- Khi trẻ đang trong thời kì mọc răng, thì cách tốt nhất là dùng túi nước ấm chườm lên má hoặc cho bé ngậm núm vú giả.
Nghiến răng là tình trạng không quá nguy hiểm, nhưng cũng phải theo dõi và khắc phục sớm. Hãy liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên Trung tâm Nha khoa Đại Nam tư vấn miễn phí.