Vậy làm thế nào để phát hiện và tìm ra nguyên nhân của chứng hôi miệng? Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn những nguyên nhân và phương pháp khắc hôi miệng hiệu quả.
Nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị hôi miệng?
Hôi miệng không phải là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng và cả cơ thể. Hơn nữa, tình trạng hôi miệng còn khiến người bệnh mất tự tin, gặp phải khó khăn ngại ngùng trong giao tiếp.
Có bao giờ bạn cảm thấy người thân và bạn bè luôn giữ khoảng cách với mình khi nói chuyện không?. Hoặc đã bao giờ bạn kiểm tra mùi hơi thở của mình chưa?. Đặc điểm của chứng hôi miệng thường thì bệnh nhân lại chính là người phát hiện sau cùng. Tìm hiểu những nguyên nhân gây hôi miệng sau:
Hôi miệng do làm sạch răng chưa đúng cách:
Đây là nguyên nhân làm hôi miệng mà bạn không thể bỏ qua. Sau khi ăn uống nếu bạn không chải răng hay súc miệng loại bỏ các mảng bám. Nước bọt sẽ phân hủy mảng bám thức ăn đó hình thành vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng.
Đặc biệt nếu người bệnh thường xuyên ăn các loại thức ăn nặng mùi như nước tương, hành tỏi, các sản phẩm từ sữa, phô mát hay thực phẩm có nhiều tinh bột và đường… Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá lâu dài cũng khiến hôi miệng đeo bám bạn.
Hôi miệng do các bệnh lý về răng miệng
Thức ăn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng hình thành các mảng bám và vôi răng. Đây được xem là nguyên nhân chính, dẫn đến những bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy, khô miệng… Từ đó xuất hiện trường hợp tích tụ vi khuẩn, gây nên hơi thở có mùi hôi không được thơm tho.
Hôi miệng do làm răng giả kém chất lượng
Việc người bệnh làm răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, bác sĩ làm răng tay nghề kém hoặc chọn Nha khoa làm răng không uy tín cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Răng sứ bị tụt hở, thức ăn nhét vào lâu ngày bị thối rửa gây ra mùi khó chịu.
Hôi miệng do thói quen hút thuốc
Thuốc lá được xem là kẻ thù cho sức khoẻ tổng thể nói riêng và sức khoẻ răng miệng nói chung. Thành phần trong thuốc lá có chứa chất Nicotine không chỉ có hại cho phổi mà còn ảnh hưởng răng miệng như viêm lợi, răng bị ố vàng, nhiễm trùng và hôi miệng trầm trọng trong miệng, thậm chỉ có thể dẫn đến ung thư miệng. Người bệnh cần loại bỏ thói quen hút thuốc để có một sức khoẻ răng miệng tốt hơn.
Hôi miệng do nhiều bệnh lý cơ thể
Hôi miệng không chỉ xuất phát từ các vấn đề khoang miệng mà đôi khi còn là báo hiệu của một số bệnh lý như trào ngược dạ dày, vấn đề tiêu hoá, đầy hơi, tiểu đường, khó tiêu...khiến mùi hôi thoát ra từ cuống họng và đường miệng.
Nóng gan cũng gây ra chứng hôi miệng. Gan là bộ phận quan trọng đảm nhiệm hoạt động lọc độc tố và trao đổi chất, khi gan làm việc không đạt năng suất dẫn đến trường hợp vi khuẩn tích tụ ở khoang miệng gây ra mùi hôi miệng.
Bệnh lý về viêm họng, đường hô hấp, ngạt mũi, viêm xoang gây ra tình trạng khô miệng. Nước bọt có chức năng sát khuẩn khá hữu hiệu, khô miệng sẽ khiến vi khuẩn phát triển hoạt động mạnh mẽ và gây hôi miệng.
Ngoài ra, mang thai cũng có khả năng bị hôi miệng, do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thiếu hụt canxi, lượng nước bọt tiết ra làm sạch miệng giảm đi, nôn nghén thai kỳ, quá trình tiêu hoá diễn ra chậm....cũng là những nguyên do khiến phụ nữ mang thai bị hôi miệng.
hướng dẫn tập mewing điều trị răng hô móm tốt nhất | Tại sao sau khi sinh xong răng bị lung lay?
Cách điều trị hôi miệng tận gốc
Hôi miệng thường xuyên gây ra nhiều tình trạng phiền toái và khó chịu cho bệnh nhân và cả những người xung quanh. Vì vậy bạn cần tìm ra những giải pháp trị dứt điểm cơn ác mộng này.
Cách khắc phục hôi miệng do vệ sinh chăm sóc răng miệng kém
Thực hiện chải răng 2 lần/1 ngày vào buổi sáng và tối. Sau các bữa ăn nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám thức ăn.
Sau khi ăn những loại thực phẩm có mùi, bạn có thể sử dụng các cách điều trị dân gian bằng cách dùng các nguyên liệu có sẵn tại bếp.
- Gừng: Cắt gừng thành lát mỏng, ngâm vào tách trà, uống hàng ngày với lượng vừa phải sẽ giúp diệt khuẩn và giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn nhiều.
- Vỏ chanh tươi: Cắt vỏ chanh thành miếng nhỏ và nhai trực tiếp. Tinh dầu trong vỏ chanh giúp bạn loại bỏ được mùi hôi miệng khó chịu. Ngoài ra còn giúp bạn ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng khá tốt.
- Trà xanh: Trà xanh có vị chát và tính kháng khuẩn, chống viêm cao. Uống trà xanh mỗi ngày không chỉ giúp hạn chế hôi miệng, mà còn có khả năng phòng ngừa sâu răng, viêm lợi...
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước súc miệng phù hợp để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám giúp làm giảm mùi hôi trong miệng. Bạn chỉ nên sử dụng nước súc miệng 2 lần mỗi ngày và không nên sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho miệng.
Gừng, chanh tươi hoặc trà xanh là những cách chữa bệnh hôi miệng khá hiệu quả
Cách cải thiện hôi miệng do những bệnh lý về răng miệng
Bạn nên đến các Trung tâm Nha Khoa, bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được các Bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán và có biện pháp xử lý với từng nguyên nhân.
- Sâu răng: Áp dụng các biện pháp trám răng, điều trị tủy hoặc bọc răng sứ để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập làm lỗ sâu ngày càng to hơn.
- Viêm nướu: Đến Nha khoa lấy cao răng để loại bỏ các nguyên nhân hôi miệng. Sau đó Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp, quy trình chăm sóc giúp nướu răng chắc khỏe hơn.
Tìm hiểu tại sao đánh răng xong vẫn hôi miệng?
Cách phòng ngừa hôi miệng do các loại bệnh lý cơ thể
Để chữa bệnh hôi miệng tận gốc, người bệnh nên đến cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để thăm khám, chuẩn đoán, điều trị các bệnh lý cơ thể và giải quyết vấn đề sức khỏe của bản thân.
Dù nguyên nhân gây hôi miệng là gì đi chăng nữa, bạn vẫn nên giữ thói quen làm sạch răng miệng tốt và thực hiện thăm khám tại Nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Đó là biện pháp ngăn ngừa và điều trị hôi miệng khá tốt.
Trên đây là 3 nguyên nhân chính và cách giảm hôi miệng hiệu quả mà Trung tâm Nha khoa Đại Nam đưa ra cho bạn. Hi vọng bạn có thể cải thiện được chứng hôi miệng đem lại sự tự tin trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày.
Mọi thắc mắc liên quan đến hôi miệng, bạn vui lòng liên hệ hotline 096 4444 999 để được tư vấn, thăm khám miễn phí và nhận ưu đãi khi đặt lịch hẹn.