Bạn đi khám răng từ phòng khám Nha khoa, và bác sĩ nói răng bạn cần phải ghép xương nếu muốn trồng Implant. Vậy ghép xương nha khoa là gì? khi nào cần phải ghép xương? Ghép xương có những loại nào? Chi phí ra sao? cùng xem bài viết dưới đây:

Ghép xương nha khoa là gì?

ghép xương răng hàm trồng implant

Ghép xương răng là phương pháp bổ sung xương vào các vị trí xương bị thiếu hụt. Nhằm bảo đảm cho trụ Implant sau khi cấy ghép được nâng đỡ tốt và tỉ lệ thành công cao hơn. Kỹ thuật này được chỉ định đối với những khách hàng bị hõm xương hàm, mất răng trong thời gian dài và không đủ xương để cấy ghép răng Implant.

Các trường hợp cần ghép xương nha khoa

Ghép xương nhân tạo sẽ được thực hiện, khi xương hàm của bệnh nhân không đủ điều kiện để trồng răng Implant như:

  • Mất răng, mang hàm giả lâu năm dẫn đến ổ xương hàm bị tiêu biến và khuyết dần.
  • Bị chấn thương hoặc do di chứng từ các cuộc phẫu thuật hàm trước đó làm cho cấu trúc xương hàm bị thay đổi và biến dạng.
  • Các trường hợp có cơ địa thiếu răng, xương hàm yếu, mỏng, cần phải cấy ghép xương để tăng diện tích của hàm.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý về răng miệng như: U nang xương hàm, viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng…cũng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tiêu xương và cần cấy ghép xương răng.

Các trường hợp chống chỉ định ghép xương răng

  • Những người đang xạ trị sẽ không thích hợp cho việc ghép xương. Vì sức khỏe không đảm bảo, việc sử dụng thuốc gây tê, thuốc giảm đau và kháng sinh…sẽ không tốt cho thể trạng của bệnh nhân.
  • Người có các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, gan,…người mắc các bệnh này huyết áp thường không ổn định, và vẫn phải đang dùng thuốc. Nên việc ghép xương sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
  • Người nghiện các chất kích thích nặng như: rượu, bia, ma túy…

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương?

Những hình thức ghép xương nha khoa phổ biến

Ghép xương nhân tạo và màng xương cho hàm

Ghép xương nhân tạo nhằm hạn chế việc con người phải chịu đau, vì phải trải qua thêm một cuộc phẫu thuật để lấy nguyên liệu từ cơ thể. Màng xương là mô sinh học nhân tạo, có tác dụng bảo vệ xương nhân tạo sau khi cấy ghép.

ghép xương nha khoa

Xương nhân tạo được chia ra làm 3 loại sau:

  • Xương đồng chủng (xương ghép cùng loài): Xương được lấy từ cơ thể của người này ghép sang người kia. Đảm bảo sự thích hợp và kiểm tra khử trùng một cách thận trọng.
  • Xương dị chủng (xương khác loài): Được lấy từ xương động vật đã qua kiểm nghiệm, sàng lọc và vô trùng kỹ lưỡng.
  • Xương tổng hợp tạo nên từ các hợp chất gần giống khung xương, đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất.

Ưu điểm: Người bệnh không cần phải làm phẫu thuật thu thập xương, tránh rủi ro và di chứng sau này. Ngoài ra không lo ngại về việc thiếu nguyên liệu như cấy ghép tự thân.

Nhược điểm: Xương nhân tạo không thể tích hợp được như xương tự thân và có khả năng bị đào thải cao. Tuy nhiên khoa học kỹ thuật hiện nay ngày càng triển nên bạn không phải lo lắng về vấn đề này. Ngoài ra ghép xương nhân tạo bạn phải trả thêm một khoản chi phí cho nguyên liệu.

Ghép xương tự thân

Đây là kỹ thuật ít tốn kém và đơn giản nhất, còn được gọi là “tiêu chuẩn vàng” trong phương pháp cấy ghép xương. Vì sử dụng xương từ chính cơ thể của khách hàng ở một số vị trí xương khối như: xương chậu, xương cành cao, xương cằm, xương hông, xương sọ… để hỗ trợ nâng xoang.  

Ưu điểm: Ghép xương nha khoa theo phương pháp này khá phổ biến, đem lại sự tương hợp và hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân. Tránh tự đào thải và thúc đẩy tiến trình trồng răng Implant.

Nhược điểm: Nguyên liệu xương tự thân sẽ bị hạn chế về số lượng, đòi hỏi sức khỏe bệnh nhân phải được đảm bảo. Dễ gây biến chứng dị dạng cho các vùng được lấy xương, chẳng hạn như xương cằm làm lệch và hõm cằm.

Quy trình ghép xương nha khoa

Bước 1: Thăm khám, và tư vấn

Chụp hình và đánh giá tình trạng của xương để đưa ra phương án ghép xương phù hợp.

Bước 2: Vệ sinh, sát khuẩn, gây tê và chuẩn bị xương để ghép

Bước 3: Tiến hành ghép xương

Đặt xương vào vị trí cần cấy ghép

Dùng các thiết bị y khoa chuyên dụng để cấy ghép xương

Bước 4: Khâu đóng vùng nướu kết thúc quá trình phẫu thuật

Bước 5: Kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, và chăm sóc sau cấy ghép

Ghép xương nha khoa có đau không?

Chắn hẳn sẽ có rất nhiều khách hàng sợ đau và lo ngại về vấn đề ghép xương răng. Đừng lo lắng, trước khi tiến hành thủ thuật bác sĩ đã sử dụng thuốc tê, và chỉ lấy một lượng xương rất nhỏ. Nên trong quá trình thực hiện ghép xương, bạn sẽ không hề có cảm giác đau và thời gian lành vết thương nhanh.

Sau khi thuốc tê tan hết vùng phẫu thuật sẽ sưng và đau nhẹ. Sau vài ngày sẽ hết đau và bạn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Tìm hiểu 3 loại Implant giá rẻ nhất hiện nay

Sau khi ghép xương bao lâu thì trồng trụ Implant được?

Sau khi ghép xương răng bạn cần thời gian để vật liệu xương tích hợp với hàm tự nhiên. Thời gian lành vết thương sẽ tùy thuộc vào số lượng xương bạn bị thiếu, độ thích ứng của xương được ghép với hàm, và sức khỏe của bệnh nhân. Trong khoảng từ 3 đến 4 tháng bạn có thể trồng trụ Implant.

Ghép xương nha khoa giá bao nhiêu?

Loại xương ghép Giá
Ghép xương bột nhân tạo và màng xương 4.600.000
Ghép xương khối (xương cằm, xương cành cao, xương chậu) 13.700.000

Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về ghép xương trong nha khoa, hãy liên hệ ngay hotline 096 4444 999 để được tư vấn và thăm khám miễn phí.