Ít nhất một lần trong đời ai cũng đã từng trám răng. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp bị ê răng sau khi trám, khiến bệnh nhân hoang mang lo lắng. Vậy nguyên nhân gì gây ê buốt răng sau khi trám? cần phải làm sao? Đó là thắc mắc của rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng ê răng sau khi trám. Cũng theo dõi bài viết sau của Khoa Đại Nam sự lo lắng của bạn sẽ được giải đáp.
Khi nào cần trám răng?
Trám răng được xem là một thủ thuật nha khoa khá phổ biến để phục hồi những răng bị hư tổn. Sau khi loại bỏ nguyên nhân gây tổn thương, trong hầu hết các trường hợp là sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành đóng các vết nứt do vi khuẩn đã gây ra trong men răng và ngà răng. Miếng trám thực chất là “nút bịt” phục hồi cấu trúc của răng. Các trường hợp cần trám răng:
- Điều trị sâu răng
- Lấp đầy các kẽ hở, lỗ hổng do sự tấn công của vi khuẩn
- Chặn ống tủy của răng bị nứt hoặc gãy
- Các trường hợp đau răng
- Trám bít ống tuỷ răng bị hư hỏng
- Răng bị mòn
Một số cảm giác bạn có thể trải qua sau khi trám răng
Sau khi trám răng sẽ có nhiều người cảm thấy bình thường và không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều bệnh nhân phải trải qua một số cảm giác bất thường như:
- Ê buốt, đau ở răng trám, đặc biệt là khi hít thở không khí lạnh, uống và ăn thức ăn nóng hoặc lạnh
- Cảm thấy đau ở nướu răng
- Đau răng xung quanh vị trí răng được trám
- Đau khi nghiến răng
- Đau ở vị trí răng được trám, hoặc đau khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa
Trám răng bằng chì có tốt không?
Sau khi trám răng bị ê buốt trong bao lâu?
Tình trạng ê răng sau khi trám, sẽ biến mất trong vòng 2 đến 3 ngày. Nếu tình trạng ê răng kéo dài không được cải thiện trong thời gian đó, hoặc kéo dài hơn bốn ngày hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra thăm khám.
Các nguyên nhân dẫn đến ê răng sau khi trám
Bị viêm tủy răng nên răng ê buốt sau khi trám
Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần răng bị sâu bằng một mũi khoan giải phóng nhiệt, trong một vài trường hợp hiếm hoi, điều này có thể gây ra viêm tủy răng.
Nếu bác sĩ không loại bỏ tất cả các mô bị sâu, cũng có thể gây nhiễm trùng tủy răng bởi sự ảnh hưởng của chiếc răng bị sâu. Khi bị viêm tuỷ bạn có thể nhận thấy nướu bị sưng hoặc có túi mủ gần răng và gây nên tình trạng ê buốt sau khi trám răng.
Do sự thay đổi khớp cắn
Đôi khi miếng trám có thể khiến chiếc răng trám bị ảnh hưởng cao hơn những chiếc răng bình thường. Điều này có thể làm cho việc khép miệng trở nên đau đớn do có thêm áp lực đùn lên răng được trám. Trong một số trường hợp, việc ăn nhai, cắn thức ăn có thể làm vỡ miếng trám làm ê răng sau khi trám.
Sự khác nhau trên bề mặt răng
Bạn cũng có thể cảm thấy đau hoặc ê răng khi có hai bề mặt răng khác nhau trong miệng. Nếu một chiếc răng trên cùng hoặc dưới cùng có miếng trám, bạn sẽ có cảm giác lạ hoặc ê buốt khi một chiếc răng được trám và răng không trám chạm vào nhau.
Dị ứng với chất liệu trám
Nhạy cảm, ê buốt răng sau khi trám có thể bạn đang mắc phản ứng dị ứng với vật liệu được sử dụng trong miếng trám. Bạn cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu như phát ban hoặc ngứa ngáy quanh vùng trám.
Một số cách khắc phục ê răng sau khi trám
Bạn tạm thời không ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Khi răng đang bị ê buốt có nghĩa răng lúc này đang rất nhạy cảm. Nếu nhiệt độ tác động vào dễ khiến răng bạn lung lay và dẫn đến rụng răng. Bạn nên ăn thức ăn ở nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tình trạng ê răng sau khi trám.
Nói không nên ăn thức ăn có chứa axit trong giai đoạn này
Bạn tạm thời tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như: trái cây họ cam quýt, rượu vang và sữa chua... Bởi axit sẽ làm cho tình trạng ê răng của bạn trầm trọng hơn.
Sử dụng chỉ nha khoa trong vệ sinh răng miệng
Ngoài vệ sinh răng nhẹ nhàng, đúng cách và kỹ lượng ra bạn nên dùng đến sự hỗ trợ của chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn những mảng bám cứng đầu kẹt lại trong kẽ răng. Nếu như tình trạng răng bị ê buốt mà bạn không vệ sinh răng miệng kỹ nữa thì bạn sẽ mắc nguy cơ sâu răng cao.
Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
Ê răng sau khi trám cần sử dụng kem đánh răng có thành phần kháng khuẩn cho răng nhạy cảm để ngừa sâu răng và bảo vệ răng men răng. Tránh sử dụng các loại kem đánh răng có chứa thành phần gây mòn răng.
Sau khi đánh răng bằng kem đánh răng bạn có thể súc miệng lại với nước muối ấm, hoặc Natri bicarbonat hoà tan trong nước, để giảm thiểu tình trạng ê răng sau khi trám.
Một số biện pháp phòng ngừa ê răng sau khi trám
Chú trọng khi đánh răng
Sau khi trám răng, bạn cần đánh răng một cách nhẹ nhàng, không chà sát mạnh hoặc quá nhanh. Vài ngày đầu sau khi trám răng vào răng bạn không nên đánh răng bằng bàn chải vì có thể làm tróc vật liệu trám ra ngoài.
Cẩn thận hơn trong việc ăn nhai
Răng sau khi trám có thể phục hồi hình dạng của răng nhưng khả năng ăn nhai của răng bị tổn thương sẽ ở một mức độ nhất định. Do đó, răng sau khi trám không thích hợp để nhai thức ăn cứng, và bề mặt răng trám không thể dùng để ăn nhai trong vài ngày đầu sau khi trám.
Hai giờ đầu sau khi trám răng
Sau khi trám răng, bạn không được ăn đồ lạnh hoặc đồ nóng. Bởi vật liệu trám răng cần một khoảng thời gian nhất định để đông đặc lại, do đó bạn không nên ăn trong vòng 2 giờ sau khi trám. Sau khi trám bạn có thể ăn một số thức ăn lỏng, nhẹ và thức ăn nửa lỏng như sữa, bánh mì, cháo và súp…để ngăn ngừa nguy cơ ê răng sau khi trám.
Chú ý việc vệ sinh răng miệng
Mặc dù có thể kiểm soát được tình trạng sâu răng sau khi trám răng Nhưng nếu không chú ý vệ sinh răng miệng thì tình trạng sâu răng vẫn có thể xảy ra.
Vì vậy, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng, trong cuộc sống hàng ngày. Bạn nên chú ý đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, súc miệng sau bữa ăn, làm tốt công tác vệ sinh răng miệng, khám răng miệng định kỳ, để tránh tình trạng ê răng sau khi trám.
Qua bài viết trên của Trung tâm Nha khoa Đại Nam, rất mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho những tình trạng bị ê răng sau khi trám. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề ê răng sau khi trám, hoặc cần tư vấn thêm các dịch vụ nha khoa khác. Xin vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
{dangkyngay}