Khi cơ thể bị đau nhức ở một bộ phận nào đó, việc đầu tiên chúng ta nghĩ đến là tìm cách để giảm đau, giúp cho cơ thể cảm thấy dễ chịu. Một cách giảm đau tức thì mà mọi người làm, là đến tiệm thuốc tây gần nhà và mua thuốc giảm đau.
Panadol loại thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến cho nhiều trường hợp đau nhức như: đau đầu, đau nửa đầu, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau họng, đau cơ…một vấn đề mà mọi người rất thắc mắc không biết đau răng uống panadol được không? Bà bầu đau răng uống panadol được không? Cùng theo dõi bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam thắc mắc sẽ được giải đáp.
Đau răng uống panadol được không?
Trả lời cho câu hỏi đau răng uống panadol được không? thì câu trả lời là đau răng có thể uống panadol. Tuy nhiên, không phải lúc nào đau răng bạn cũng có thể dùng thuốc panadol để giảm đau được.
Cần phải xác định được nguyên nhân gây đau răng, để từ đó bác sĩ mới có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh phù hợp. Nếu bạn sử dụng panadol cho tình trạng đau răng mà không biết nguyên gây đau, có thể sẽ không làm bạn hết đau răng mà còn bị tác dụng phụ của thuốc: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…
Một số nguyên nhân gây đau răng có thể uống Panadol
Đau răng do mọc răng khôn có thể uống Panadol để giảm đau, đây là tình trạng đau răng không phải do lợi bị viêm, hoặc răng bị tổn thương, nên có thể dùng Panadol để làm giảm đau tức thời. Đau răng do mọc răng khôn không kéo dài quá lâu, khi chiếc răng trồi lên thì tình trạng đau răng cũng hết.
Đau răng khi mọc răng khôn là tình trạng rất bình thường, không phải là một dạng bệnh lý nên có thể dùng Panadol để làm dịu cơn đau. Chỉ nên sử dụng thuốc khi bạn không thể kiềm chế được cơn đau, hoặc sử dụng các phương pháp tự nhiên mà tình trạng đau không thuyên giảm.
Đau răng do cơ thể bị thiếu chất có thể sử dụng Panadol, việc ăn uống thiếu chất cũng có thể làm cho răng bạn bị đau. Cần bổ sung vào chế độ ăn những nhóm vitamin giúp chắc khỏe răng như: canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin D, photpho… Trong quá trình ăn nhai do bạn nhai quá mạnh hoặc có sở thích ăn đồ nóng làm răng nhạy cảm đau nhức, thì vẫn có thể sử dụng panadol trong trường hợp này.
Ngoài ra một số nguyên nhân gây đau răng khác như: sâu răng, viêm nha chu, loét lợi, viêm tủy…không thể sử dụng panadol. Nếu mắc các bệnh lý răng miệng cần phải đến bác sĩ thăm khám để xử lý tình trạng răng miệng chuyên nghiệp. Không nên tự ý sử dụng panadol để giảm đau răng, vì không những không có tác dụng mà còn khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiệm trọng hơn.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng | Nhổ răng không đau an toàn tại Trung tâm Nha khoa Đại Nam
Những lưu ý khi dùng thuốc Panadol cho tình trạng đau răng
Bất kể là bạn bị đau gì, trước khi dùng thuốc cũng cần phải chú ý hướng dẫn sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc. Sau đây là một số lưu ý uống panadol khi đau răng, để tránh các hậu quả không mong muốn.
Trước khi dùng thuốc bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Panadol có chứa paracetamol là thành phần chính được sử dụng để hạ sốt và giảm đau cho các tình trạng đau răng, đau đầu, đâu cơ… mức độ nhẹ đến vừa và không có chức năng trị viêm.
Cần phải phân biệt được các loại thuốc panadol bởi hiện nay có bốn loại thuốc panadol khác nhau nên cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Dùng panadol 500mg – 1.000mg cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Dùng 250 – 500mg cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi, uống trong vòng 4 đến 6 tiếng. Khuyến cáo không dùng panadol cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Không nên tự ý uống kết hợp thuốc panadol với các loại thuốc khác khi đau răng mà cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Bạn không được uống panadol quá liều với suy nghĩ uống nhiều giảm đau càng nhanh, suy nghĩ này rất tai hại và có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc và ảnh hưởng đến lá gan của bạn.
Bạn cần chú ý đến một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như: bị phát ban khắp người, phù nề, giảm tiểu cầu, rối loạn máu, da tái, đổ mồ hôi…Phải đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu bị tác dụng phụ khi dùng thuốc panadol.
Panadol không nên sử dụng khi đau răng với một số trường hợp mắc các bệnh như: bệnh thận, gan, người nghiện các chất kích thích, rượu, bia…
Lưu ý: bạn chỉ nên dùng đến thuốc khi cơn đau răng, đau đầu, cơ thể sốt… vượt ngoài kiểm soát, chịu đựng của mình và có chỉ định của bác sĩ. Thuốc panadol chỉ có tác dụng làm giảm đau răng ngắn hạn, nếu muốn hết đau răng hoàn toàn bạn phải đến Nha sĩ để thăm khám và điều trị nha khoa chuyên sâu.
Tìm hiểu chi tiết về răng khôn số 8
Bà bầu đau răng uống panadol được không?
Nếu mẹ bầu bị đau răng do nhạy cảm, thay đổi nội tiết tố mà không phải các vấn đề bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nha chu…thì bà bầu bị đau răng có thể uống panadol được, với điều kiện được bác sĩ chỉ định.
Cho đến hiện tại thuốc panadol vẫn chưa khi nhận ca ảnh hưởng xấu nào khi các bà bầu dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu bị đau răng thì nên sử dụng các cách giảm đau răng từ thiên nhiên trước khi dùng thuốc. Mẹ bầu đau răng nên đến thăm khám bác sĩ để điều trị phù hợp mà không sợ ảnh hưởng thai nhi.
Các bệnh lý về răng miệng xảy ra rất phổ biến khi mang thai, tuy nhiên những vấn đề về sức khoẻ của các mẹ bầu cần phải hết sức cẩn trọng, không nên tự ý dùng thuốc nếu như chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Qua bài viết trên, Trung tâm Nha khoa Đại Nam rất mong những thông tin trên sẽ giải đáp được vấn đề đau răng uống panadol được không? Bà bầu đau răng uống panadol được không? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc uống panadol khi đau răng hoặc cần tư vấn các dịch vụ chữa trị nha khoa, liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.