Sở hữu một nụ cười rạng rỡ, cuốn hút sẽ giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt với người đối diện mà không cần phải nói lời nào. Nụ cười có thể truyền tải được tính cách tự tin, thân thiện và thu hút ánh nhìn của mọi người đến với bạn. Yếu tố để cấu tạo một nụ cười đẹp không chỉ có một đôi môi xinh, một hàm răng trắng sáng mà cấu trúc hàm răng rất quan trọng. Vậy như thế nào là một cấu trúc răng chuẩn? niềng răng có thay đổi cấu trúc hàm không? Cùng theo dõi bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam bạn sẽ được giải đáp.

Cấu trúc của răng là gì?

Cấu trúc răng bao gồm men răng, ngà răng, xi măng và mô tủy. Được mô tả giống như một cái cây, chỉ có một phần nằm trên bề mặt, còn phần chân răng thì ẩn dưới nướu trong xương hàm. Phần răng tiếp xúc với khoang miệng được gọi là thân răng và phần bên dưới răng được gọi là chân răng. Khoang tủy răng tồn tại ở trung tâm của răng, qua đó tủy răng, được gọi là dây thần kinh chạy.

cấu trúc răng là gì

Để tiếp nhận lực tác động vào răng, hấp thụ và giảm bớt lực tác động lên xương hàm, bề mặt của vùng chân răng (xi măng) và xương ổ răng được nối với nhau bằng một mô sợi gọi là dây chằng nha chu. Răng được nâng đỡ bởi mô bao gồm xương ổ răng, nướu và dây chằng nha chu.

Các yếu tố để có cấu trúc hàm răng chuẩn

1. Răng phải đủ số lượng

Một người trưởng thành bình thường có 32 chiếc răng, trừ răng khôn đã mọc vào khoảng 13 tuổi:

  • Răng cửa tổng số 8 chiếc: Bốn chiếc răng ở giữa ở hàm trên và hàm dưới.
  • Răng nanh tổng số 4 cái: Răng nhọn ngay bên ngoài răng cửa.
  • Răng tiền hàm tổng số 8 chiếc: Răng nằm giữa răng nanh và răng hàm.
  • Răng hàm tổng số 8 chiếc: Răng phẳng ở phía sau miệng, có tác dụng nghiền thức ăn tốt nhất.
  • Răng khôn hoặc răng hàm thứ ba tổng số 4 chiếc: Những chiếc răng này mọc vào khoảng 18 tuổi, nhưng thường được phẫu thuật cắt bỏ để ngăn chặn sự dịch chuyển của các răng khác.

Niềng răng nên chọn bàn chải nào?

2. Có khớp cắn chuẩn về mặt sinh lý

Khớp cắn chuẩn là yếu tố rất quan trọng để có một cấu trúc răng chuẩn. Khớp cắn chuẩn là khi hai hàm ghép lại, các răng trên tiếp xúc hoàn hảo với các răng đối diện (cùng tên) của hàm dưới. Các răng cửa (thứ nhất và thứ hai) trên cả hai hàm nằm đối xứng nhau.

Ngoài ra răng phải thẳng, không có khoảng trống đáng chú ý giữa các răng. Khi hai hàm răng đóng lại, răng hàm trên phủ khoảng 1/3 răng hàm dưới. Các loại khớp cắn không chính xác về mặt sinh lý là khớp cắn sâu, hở, chèo và khớp cắn ngược.

3. Cấu trúc hàm răng chuẩn phải hài hoà với khuôn mặt

Nếu như bạn đã sở hữu một khớp cắn đẹp rồi, màu sắc răng trắng sáng rất đẹp. Nhưng yếu tố quan trọng phải kể đến hình dáng răng, from răng phải cân đối với khuôn môi và tỉ lệ gương mặt.

Nếu khuôn mặt của bạn hình trái xoan nhưng bạn lại sở hữu những chiếc răng khá to, hoặc những chiếc răng ngắn nhỏ tròn thì sẽ gây mất cân đối và không phù hợp với khuôn mặt của bạn. Hoặc nếu bạn là người có khuôn mặt vuông nam tính nhưng lại sở hữu hình dáng răng tròn thì lại không phù hợp. Chính vì vậy, cấu trúc hàm răng đẹp thôi chưa đủ mà phải phù hợp cân đối với gương mặt bạn mới sở hữu được một nụ cười như ý.

Những lợi ích của cấu trúc răng chuẩn

1. Giúp cho việc chải răng và dùng chỉ nha khoa trở nên dễ dàng hơn

Những nhược điểm của răng lệch lạc hoặc khấp khểnh chính là chúng khiến việc chăm sóc răng miệng nhà trở nên khó khăn. Khi bạn sở hữu một cấu trúc răng chuẩn sẽ có một hàm răng thẳng đều, giúp bạn vệ sinh răng dễ dàng hơn.

2. Giảm nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng

Tại bất kỳ thời điểm nào, miệng của bạn chứa đầy vi khuẩn, hầu hết vi khuẩn đều có thể được ngăn chặn thông qua chăm sóc răng miệng. Khi bạn có một cấu trúc hàm răng chuẩn, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ các mảng bám tích tụ có thể dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu. Nói một cách đơn giản, cấu trúc răng chuẩn giúp bạn dễ dàng duy trì một nụ cười khỏe mạnh.

3. Tăng cường sức khỏe tổng thể

Cấu trúc hàm răng chuẩn sẽ có những chiếc răng thẳng đều làm tăng khả năng giữ cho răng sạch và giảm khả năng phát triển các bệnh về nướu. Cấu trúc hàm răng chuẩn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể của bạn. Bằng cách dễ dàng vệ sinh răng miệng kiểm soát vi khuẩn, cấu trúc răng chuẩn sẽ góp phần giảm các nguy cơ bệnh về nướu.

4. Giúp cho việc nhai thức ăn và phát âm chuẩn hơn

Cấu trúc hàm răng chuẩn đóng một vai trò quan trọng trong khả năng cắn và nhai thức ăn của bạn. Những chiếc răng mọc lệch lạc thường khiến hàm trên và hàm dưới kết hợp lại với nhau sẽ làm thay đổi cơ chế ăn nhai.

Sự sắp xếp răng đúng cách của một cấu trúc răng chuẩn sẽ giúp bạn ăn nhai dễ dàng và phát âm rõ ràng mà không có âm thanh huýt sáo hoặc nói ngọng.

Niềng răng có hôn được không?

5. Tăng cường sự tự tin và vẻ đẹp của bạn

Khi bạn có một cấu trúc hàm ra·chuẩn thì xác suất để bạn sở hữu một nụ cười đẹp lên đến 90%. Bạn sẽ thoải mái khi giao tiếp với người khác mà không mắc phải sự tự ti hay e ngại nào. Việc sở hữu một cấu trúc hàm chuẩn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người khác khi cười.

Niềng răng có thay đổi cấu trúc hàm không?

Đối với trẻ em, niềng răng có khả năng thay đổi cấu trúc hàm. Niềng răng còn được chỉ định ở những trẻ có sự sai lệch hoặc mất cân đối trong quá trình phát triển khung xương, giữa hàm trên và hàm dưới. Đối với người trưởng thành thì niềng răng không thể thay đổi cấu trúc hàm của bạn. Cách duy nhất để đạt được sự thay đổi trong cấu trúc răng là phẫu thuật hàm.

niềng răng có làm thay đổi cấu trúc hàm hay không

Niềng răng chỉ nhằm mục đích giúp các răng lệch lạc, lộn xộn trở nên thẳng hàng, đưa khớp cắn của hàm trên và hàm dưới về vị trí chuẩn xác hơn. Bất kể sử dụng niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt, đều làm thay đổi sự sắp xếp của răng và khớp cắn của bạn.

Qua bài viết trên của Trung tâm Nha khoa Đại Nam rất mong những thông tin trên sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề cấu trúc hàm răng chuẩn hoặc cần tư vấn thêm các dịch vụ nha khoa khác. Hãy liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.