Niềng răng có thể gây những cảm giác khó chịu, đau nhức trong một vài ngày đầu, thậm chí là lung lay răng ở một số người. Tình trạng răng bị lung lay làm bạn thực sự lo lắng, liệu chúng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không? Làm thế nào để khắc phục? Chi tiết sẽ có ngay sau đây.
Tại sao răng lung lay khi niềng?
Bản chất khi thực hiện chỉnh răng, không làm răng của bạn trở nên yếu hơn hay mất đi, nên bạn đừng quá lo lắng. Miễn là bạn đã lựa chọn đúng chuyên gia chỉnh nha và địa chỉ niềng răng uy tín. Vậy sao răng lại lung lay khi niềng? Răng lung lay trong lúc niềng là do 3 nguyên nhân sau:
Răng đang trong quá trình dịch chuyển khi niềng
Trong những ngày đầu tiên thăm khám, bạn được đội ngũ Bác sĩ siết chặt dây cung, để cho răng bắt đầu về đúng vị trí. Thông thường là 2 - 3 ngày đầu, khí cụ tác động lực kéo răng sẽ bắt đầu di chuyển, do đó hiện tượng răng bị lung lay khi niềng là hoàn toàn bình thường.
Chân răng được cố định chắc chắn trong xương hàm, răng lung lay chỉ là do sự tác động bên ngoài mô nướu bị thay đổi khi niềng. Điều này có nghĩa là răng không bị lung lay vĩnh viễn. Mô nướu hoàn toàn có thể phục hồi và bám chắc vào răng, khắc phục tình trạng lung lay dễ dàng.
Bạn sẽ cảm nhận răng lung lay không nhiều, đôi khi chỉ là cảm giác đau do lực siết của Bác sĩ, khiến bạn lo lắng tự nghĩ rằng chúng đang lung lay. Với lý do này thì chúng ta không cần phải lo lắng quá.
Đeo thun liên hàm khi niềng răng để làm gì?
Do niềng răng sai kỹ thuật
Các nguyên nhân khiến răng bị lung lay khi thực hiện chỉnh nha kỹ thuật sai bao gồm:
- Bác sĩ điều chỉnh lực siết quá mạnh trong thời gian dài, lực kéo lớn làm xương tiêu đi và lợi bị tụt xuống khiến răng bị lung lay
- Bác sĩ nha khoa chuẩn đoán không đúng, kết thúc quá trình niềng răng quá sớm khi răng của bạn chưa ổn định, cũng khiến tình trạng răng bị lung lay
- Chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi chỉnh răng, khiến sức khỏe răng miệng kém, không đủ khỏe chịu lực niềng cũng khiến răng gặp tình trạng lung lay
Trong các trường hợp niềng răng không đúng kỹ thuật thực sự rất đáng phải chú ý. Chúng có tạo nên những hậu quả, biến chứng trầm trọng đáng để chúng ta hối hận.
Chế độ chăm sóc khi niềng kém
Ai cũng biết răng khi niềng thường khó vệ sinh, nếu bạn có chế độ chăm sóc răng kém sẽ rất dễ bị tổn thương viêm lợi nướu, sâu răng…
Các bệnh về nướu sẽ làm mô nướu giảm sự liên kết với bề mặt tiếp xúc với răng, khiến chúng bị lung lay khi niềng. Bạn hãy để ý mô nướu của mình có các dấu hiệu sau không:
- Nướu bị đỏ ửng, sưng, hơi đau
- Chảy máu khi đánh răng
- Khi ấn nhẹ thấy chúng khá mềm
- Hơi thở có mùi
Đối với nguyên nhân này, phát hiện để điều trị chúng càng sớm là càng tốt.
Răng lung lay khi niềng có ảnh hưởng gì không?
Sau khi tìm hiểu 3 nguyên nhân trên, có lẽ bạn đã hiểu được răng lung lay khi niềng có ảnh hưởng gì rồi phải không?
Đúng vậy, răng lung lay khi niềng do đang trên đường đi là hiện tượng bình thường, nhưng ở trường hợp khác thì bạn cần đến gặp Bác sĩ để theo dõi. Vì chúng có thể gây nên:
- Ảnh hưởng ăn nhai, nhai không kỹ dễ mắc các bệnh lý về dạ dày
- Diễn biến nghiêm trọng làm lung lay nặng, dẫn đến mất răng
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và kết quả niềng
- Gây đau răng, đau hàm
- Kéo dài thời gian niềng do phải mất thời gian điều trị
Cách khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng răng
- Tiến hành vệ sinh răng miệng thật kỹ, tránh viêm nhiễm thêm từ vi khuẩn
- Đến gặp ngay Bác sĩ Trung tâm Nha khoa Đại Nam để kịp thời thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân và cách khắc phục
- Điều chỉnh lực tác động, tháo mắc cài khi cần thiết, phục hồi nướu và răng cho bạn
Như vậy, Trung tâm Nha khoa Đại Nam đã giúp bạn hiểu những thông tin, về tình trạng răng bị lung lay khi niềng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline Đại Nam 096 4444 999.