Nên ăn gì sau khi niềng răng? Sau khi niềng răng nên ăn gì để bạn không bị khó chịu, vướng víu do chưa quen với các khí cụ niềng trong miệng. Chế độ ăn uống khi niềng là điều quan trọng bạn nên tìm hiểu. Bạn cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhưng cũng đồng thời phải chọn các loại thức ăn dễ ăn, không gây bung tuột mắc cài và đặc biệt phải dễ dàng vệ sinh sau khi ăn. Để có kiến thức về chế độ ăn uống sau niềng tốt nhất, mời bạn tham khảo bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam.
Chế độ ăn uống sau niềng răng
Nên ăn gì sau khi niềng răng?
Sau khi gắn mắc cài dây cung tầm 2 giờ, chúng ta có thể ăn uống trở lại. Nếu bạn cảm thấy hơi ê ẩm sau khi niềng răng nên ăn gì để làm dịu cơn đau? Bạn có thể dùng một cốc sinh tố. Sự mát lạnh của sinh tố sẽ giúp miệng thư giãn, giảm đau tốt hơn. Tuy nhiên, một số người có nền răng yếu có thể cảm thấy ê buốt khi uống lạnh thì không nên dùng sinh tố.
Mới niềng, bạn có thể bạn cảm giác không thoải mái khi có vật trong miệng, thậm chí là đau. Hãy ăn một số loại thực phẩm mềm, dễ nhai, không gây kích ứng. Việc ăn các thức ăn không phù hợp có thể khiến bạn đau, vướng mắc cài, dính mắc cài gây khó vệ sinh.
Cùng tham khảo chế độ ăn với thức ăn mềm nhiều dinh dưỡng trong khoảng 1 tuần đầu sau khi vừa niềng:
- Súp, cháo, trứng, pho - mát, cá, thịt bằm...
- Bánh bông lan, pudding, sữa chua, mì ống...
- Chuối, khoai tây, khoai lang...
Nên ăn gì sau khi niềng răng 1 tuần? Sau 1 tuần niềng, bạn có thể ăn nhiều loại thức ăn dinh dưỡng hơn như:
- Cơm, thịt cắt miếng nhỏ, bánh mì cắt miếng nhỏ
- Rau củ dễ nhai, luộc mềm, nấu mềm như bí, khoai tây, salad...
- Trái cây mềm dễ nhai như chuối, đu đủ, dưa hấu, nho....
Sau 1 đến 2 tuần, khi miệng đã quen dần với các khí cụ niềng, bạn có thể ăn uống bình thường thoải mái hơn với các loại thức ăn cứng khác.
Nguyên nhân uống nước bị ê buốt sau khi niềng răng
Những thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn uống sau khi niềng răng
Mới niềng không nên ăn gì? Một số loại thức ăn bạn nên tránh ngay sau khi vừa mới niềng răng, chúng có thể gây kích ứng miệng, gia tăng cảm giác ê buốt, dính răng và mắc cài khó vệ sinh như thịt mảng lớn, thức ăn quá cay, nóng hoặc chua… Khi đã quen với cảm giác niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái lại mà không phải lo sợ.
Niềng răng giúp nụ cười trông xinh đẹp hơn, nhưng chúng cũng ép bạn phải từ bỏ dần các sở thích ăn uống khác. Một số loại thức ăn uống sau khi niềng bạn phải tránh để hạn chế bị bung tuột mắc cài như:
- Kẹo cao su, kẹo dẻo, kẹo cứng…
- Mứt trái cây dai, dẻo
- Bỏng ngô, đậu phộng rang
- Bánh quy cứng, khoai tây chiên
- Trái cây cứng và giòn như hồng giòn, cóc, ổi, xoài xanh, mận bắc…
- Cua biển, bạch tuộc, khô mực
- Hạt dưa, hạnh nhân, hạt điều, óc chó...
Những loại thức ăn trên rất dễ dính răng mắc cài, gây bung tuột hư hỏng, do đó chúng là những thứ không nên ăn sau niềng. Bạn nên hạn chế chúng để không phải mất nhiều thời gian công sức đến nha khoa chỉnh sửa lại, làm gián đoạn quá trình niềng răng, không đem lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như nước ngọt có ga, bánh ngọt... Chúng rất dễ tạo mảng bám vi khuẩn gây sâu răng, do đó bạn cần phải hạn chế. Nếu bắt buộc phải ăn các thức ăn cứng, bạn nên cắt chúng thành từng miếng thật nhỏ trước.
Trên thực tế, trong quá trình niềng răng bạn có thể ăn uống rất nhiều thực phẩm khác, đừng quá lo lắng.
Trung tâm Nha khoa Đại Nam tin chắc rằng bạn đã có thể hình dung được nên ăn gì sau khi niềng răng nên ăn gì rồi phải không? Mọi câu hỏi khác về niềng răng vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được giải đáp miễn phí.