Nhổ răng vấn đề hết sức bình thường và trong chu kỳ đời người ai cũng sẽ trải qua quá trình nhổ răng. nhổ trăng tuy là một dạng tiểu phẫu trong nha khoa nhưng lại có thể xảy ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại nếu gặp vấn đề. Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là điều không ai mong muốn, nhưng không ai chắc chắn rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với mình. Bạn cần biết để phân biệt được tình trạng đau nhức thông thường và tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng, để có những cách xử lý phù hợp, cùng theo dõi bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam.
Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng thời gian lành thương rơi vào khoảng 7 ngày, khi này bệnh nhân sẽ thường gặp các tình trạng khác nhau như: sưng đau và chảy máu vùng nướu. Khoảng 48 giờ sau nhổ răng các triệu chứng đau sẽ giảm dần, nằm ở mức có thể chịu được. Nếu sau 48 giờ các dấu hiệu đau và chảy máu vùng nhổ răng không thuyên giảm, thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
- Xuất hiện những cơn đau nhức vùng lợi dữ dội có thể xảy ra trong vài ngày sau khi nhổ răng
- Sưng tấy vùng lợi, sưng một bên hàm, phồng môi cũng là dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng
- Không thấy có cục máu đông không xuất hiện ở vị trí vết nhổ
- Tại vết nhổ răng xuất hiện ổ mủ
- Răng miệng trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn nóng hoặc lạnh
- Bạn có thể thấy bằng mắt thường xương hàm thông qua khoang nhổ.
- Cơn đau không chỉ xuất hiện tại vị trí răng nhổ răng mà còn khiến bạn đau đầu đến hốc đến tai, mắt, thái dương hoặc cổ ở phía bạn nhổ răng.
- Miệng bắt đầu xuất hiện mùi hôi khó chịu khi nói chuyện và có mùi vị trong miệng, việc há miệng và ăn nhai trở nên khó khăn.
- Sau khi nhổ răng, ngoài tình trạng đau nhức dữ dội một triệu chứng không ngờ tới do nhiễm trùng sau nhổ răng là chảy máu cam.
- Nhiễm trùng sau khi nhổ răng còn khiến nhiệt độ trong cơ thể bạn tăng lên, khoảng 38 độ C trở lên và cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu.
Nếu sau khi nhổ răng bạn gặp các dấu hiệu trên hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng sau khi nhổ răng sẽ để lại hậu quả nặng nề cho răng miệng cũng như sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Cục máu đông hình thành và phát triển sau khi nhổ răng sẽ bao phủ vết thương hở và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Nếu cục máu đông này bị dịch chuyển, biến dạng không còn nguyên vẹn thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong vết thương và gây nên tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng do vệ sinh răng miệng kém
Hầu như tất cả các vấn đề xảy ra với răng miệng thì thường có liên quan đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Vệ sinh răng miệng chưa tốt, cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Bạn được khuyên không đến súc miệng trong vòng 24h giờ đầu sau khi phẫu thuật. 24 giờ sau khi nhổ răng bạn nên vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn đang rình rập vết thương đang nhạy cảm.
Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ khiến thức ăn dễ mắc vào trong vết thương, vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Cục máu đông bịt vết thương bị phá vỡ
Sau khi nhổ răng bạn không cẩn thận trong sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, quá tình vận động… thì rất dễ làm mất cục máu đông hình thành để bảo vệ vết thương bị bay đi. Khi cục máu đông bao phủ vết nhổ không còn sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở gây nhiễm trùng sau nhổ răng.
Khâu tiệt trùng dụng cụ nhổ răng chưa kỹ
Tiệt trùng các dụng cụ để làm phẫu thuật nha khoa cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân. Nếu trong quá tình khử trùng dụng cụ nhổ răng chưa kỹ lưỡng, chưa vô trùng hoàn toàn mà dùng để nhổ răng cho bệnh nhân làm vi khuẩn xâm nhập vết mổ gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ chưa tốt
Yếu tố chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của cuộc phẫu thuật. Tiểu phẫu nhổ răng cũng vậy, tuy nghe thì đơn giản nhưng nếu xử lý vết thương và kỹ thuật mổ xử lý không khéo léo, cũng dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng cho bệnh nhân.
Nhiễm trùng sau nhổ răng do sức khoẻ yếu
Sức khỏe rất quan trọng trong việc lành thương của bạn, nếu bạn có một sức khoẻ yếu, cơ thể suy nhược sẽ không có sức đề kháng, hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn gây hại. Hệ miễn dịch kém, mắc bệnh bệnh lý như đái tháo đường…cũng là nguyên do dẫn đến các trận ốm, sốt, mệt mỏi khi có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Do một số thói quen xấu, như hút thuốc sử dụng đồ uống có cồn
Đối với một sức khỏe răng miệng đang bình thường nếu bạn thường xuyên thực hiện những thói quen xấu, hút thuốc, uống rượu bia cũng có nguy cơ khả năng làm răng bạn bị sâu răng, tổn thương, viêm…huống hồ gì khi bạn mới nhổ răng vết thương còn khá nhạy cảm.
Theo như các nghiên cứu, những người có những thói quen xấu sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng cao hơn những người thực hiện chế độ chăm sóc tốt. Nồng độ cồn trong bia rượu và chất Nicotine có trong thuốc lá sẽ phá hủy cục máu đông bảo vệ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng do uống thuốc tránh thai
Đối với bệnh nhân là nữ, việc sử dụng thuốc tránh thai sau khi nhổ răng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thành phần Estrogen có trong các loại thuốc này, có thể gián tiếp làm tăng quá trình tiêu sợi huyết bằng cách làm cho cục máu đông bị phá vỡ.
Cách ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi nhổ răng
- Trước khi nhổ răng, bạn nên đánh răng và súc miệng để loại bỏ cặn thức ăn và chất bẩn trong miệng, giảm thiểu số lượng vi khuẩn trong miệng.
- Sau khi nhổ răng cắn kỹ cuộn bông gạc trong 1 giờ trước khi nhổ, nhưng không cắn quá lâu vì dễ gây nhiễm trùng.
- Không được dùng tay hoặc lưỡi chạm vào vết thương để tránh nhiễm trùng và chảy máu.
- Khạc nhổ nhẹ, không nhổ mạnh để không làm cho cục máu đông trong vết thương bị rơi ra do áp lực âm trong miệng, gây chảy máu hoặc nhiễm trùng.
- Nên uống một số loại thuốc kháng viêm như metronidazole sau khi nhổ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
- Bạn có thể ăn trong vòng 1 giờ sau khi nhổ răng, nhưng tránh thức ăn nóng hoặc cứng, tốt nhất là thức ăn mềm hoặc lỏng như sữa chua, cháo, cháo…chú ý vệ sinh răng miệng, không hút thuốc.
- Không đánh răng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, và tránh làm vết thương bị kích thích khi đánh răng trong 2 hoặc 3 ngày tiếp theo, để không cản trở quá trình lành vết thương.
- Tránh uống thuốc tránh thai, vì oestrogen trong thuốc cản trở quá trình hình thành cục máu đông, vì vậy một số bác sĩ khuyên phụ nữ ngừng uống thuốc tránh thai trước khi nhổ răng khôn.
- Đối với những người bị cảm, sốt, viêm chân răng cấp, viêm nha chu hoặc viêm miệng cấp tính, hoặc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, những người gầy yếu, miễn dịch kém do mắc các bệnh hiểm nghèo thì tạm thời không nên nhổ răng cho đến khi nhiễm trùng và tổng quát.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng giúp chống chọi với vi khuẩn gây hại.
Trung tâm Nha khoa Đại Nam rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho những bệnh nhân chuẩn bị nhổ răng hoặc vừa mới nhổ răng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về các thông tin trên hoặc cần tư vấn các dịch vụ nha khoa, liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.