Khô miệng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên chúng không được nhiều người quan tâm. Hội chứng khô miệng có thể là dấu hiệu bệnh lý, sự thay đổi nội tiết tố hoặc do các chất nạp vào cơ thể gây nên. Để tìm hiểu nguyên do, tác hại và một số mẹo chữa khô miệng, mời bạn theo dõi bài viết sau của Trung tâm Nha khoa Đại Nam.

Nguyên nhân gây khô miệng

nguyên nhân bị khô miệng

Khô miệng là hiện tượng của tuyến nước bọt không thể tiết ra một cách bình thường, mà bị giảm sút rõ rệt gây cảm giác khô khan trong miệng rất khó chịu. Khô miệng có thể xuất hiện do tình trạng mất nước, căng thẳng hoặc hồi hộp, tình trạng khô miệng sẽ tăng lên vào ban đêm khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn bị khô miệng đột ngột và kéo dài thì có thể từ những nguyên nhân sau:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng khô miệng như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp, điều trị trầm cảm...
  • Một số bệnh lý: Các bệnh lý như tiểu đường, AIDS, Parkinson… cũng làm cơ thể giảm chức năng, không kiểm soát được việc tiết nước bọt, tổn thương dẫn đến bệnh lý khô miệng.
  • Sử dụng nhiều chất gây hại: Các chất kích thích như rượu bia, sử dụng thuốc lá, cà phê, thường làm giảm lượng nước bọt sản xuất ra, làm khô miệng. Đây cũng là lý do tại sao sau khi uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn, cà phê hoặc hút thuốc bạn thường thấy khá khát nước.
  • Điều trị ung thư: Điều trị xạ trị ung thư, tác dụng phụ của việc hóa trị tác động đến thần kinh tuyến nước bọt dẫn đến hội chứng khô miệng thường xuyên gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư.
  • Phụ nữ mãn kinh: Giai đoạn tiền mãn kinh khiến phụ nữ thay đổi, rối loạn nội tiết tố bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thần kinh các tuyến nước bọt gây nên tình trạng khô miệng, khát nước...

Hướng dẫn tập mewing đúng cách trị hô món hiệu quả | Phải làm gì khi sinh xong răng bị yếu?

Các triệu chứng khô miệng thường gặp

Biểu hiện bệnh khô miệng bao gồm:

  • Niêm mạc miệng, cổ họng và môi bị khô
  • Lưỡi bị sần sùi do thiếu nước
  • Nước bọt đặc dính, khó tiết thêm
  • Thường xuyên thấy khát nước
  • Ăn uống mất ngon miệng, vị giác bị giảm sút
  • Nuốt thức ăn và nói chuyện khó khăn
  • Đau họng và khàn khàn
  • Miệng có mùi hôi

Tác hại của bệnh khô miệng

  • Hôi miệng: Nước bọt có công dụng cuốn trôi các vi khuẩn trong miệng, tuy nhiên nếu miệng giảm chức năng tiết nước bọt sẽ làm vi khuẩn ứ đọng, gây nên tình trạng có mùi hôi khó chịu trong miệng.
  • Teo nức các niêm mạc: Mất nước gây khô ở các vùng niêm mạc miệng môi, nướu gây hiện tượng nứt nẻ, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương và chảy máu.
  • Gia tăng bệnh lý răng miệng: Nước bọt có công dụng làm sạch các kẽ thức ăn còn sót lại, giảm các bệnh về răng miệng. Nhưng đối với những bệnh nhân thường xuyên bị khô miệng thì nguy cơ bị bám cao răng và mắc các bệnh viêm nướu, sâu răng là rất cao.

Tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị hiệu quả

Mẹo chữa khô miệng tại nhà

Kẹo ngậm không đường

Các loại kẹo cứng không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích thần kinh các tuyến nước bọt. Đây là mẹo chữa khô miệng mang lại hiệu quả đáng kể.

Tránh thở bằng miệng

Khi thở bằng miệng, không khí sẽ đi qua miệng làm khô nước bọt có trong miệng. Bệnh nhân hãy thở bằng mũi, tránh việc dùng miệng để thở, giúp giữ cho lượng nước bọt trong miệng luôn sản xuất không bị khô đặc, ngăn ngừa hội chứng khô miệng hiệu quả.

Chữa trị bằng thảo dược

nha đam giúp điều trị bệnh khô miệng tại nhà

  • Uống nước nha đam: Uống nước nha đam hoặc súc miệng bằng nước nha đam là mẹo chữa khô miệng tại gia hữu hiệu. Bệnh nhân có thể dùng nha đam cắt hạt lựu nấu nước uống hoặc ép lấy nước để súc miệng.
  • Trà gừng: đây là loại thức uống có khả năng kích thích tuyến nước bọt, bạn có thể uống trà gừng mỗi ngày để chữa khô miệng, đặc biệt bạn nên uống vào ban đêm trước khi ngủ để tránh tình trạng khô khốc miệng
  • Ớt chuông: Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ rằng ớt chuông là thực thẩm có khả năng tăng cường tuyến nước bọt hoạt động. Bạn có thể ăn ớt chuông trong những món salad, xào nấu…
  • Ngoài sử dụng các loại củ quả từ thiên nhiên để giảm hôi miệng, bạn nên sử dụng kem đánh răng có thành phần thảo dược để giảm thiểu, và ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.

Lý giải nguyên nhân tại sao đánh răng xong vẫn bị hôi miệng

Bổ sung các loại nước

Nước lọc là không thể thiếu đối với cơ thể, hãy chia lượng nước nhỏ ra và uống từng ngụm nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa khô miệng bằng nước từ các loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng như: canh, súp, rau củ quả, sinh tố, sữa…và chăm sóc răng miệng đúng cách để hạn chế tình trạng khô miệng.

Bệnh khô miệng kéo dài không chấm dứt sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Bạn nên đến bệnh viện, phòng khám, Nha khoa gặp Bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm, chuẩn đoán, để xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Để từ đó có biện pháp chữa bệnh hôi miệng triệt để, nếu áp dụng các mẹo chữa khô miệng trên nhưng vẫn không thấy thuyên giảm.

Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mình bị khô miệng do các loại thuốc hoặc bệnh lý, hãy liên hệ ngay với Bác Sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe ngay và có phương pháp điều trị phù hợp. Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để đặt lịch hẹn nhanh chóng.