Vệ sinh và chăm sóc răng không tốt sẽ gây ra các ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng như nấm, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, nha chu, xương hàm mau tiêu hơn, các răng còn lại dễ bị sâu, sưng đau tạo cảm giác khó chịu... Sau đây Trung tâm Nha khoa Đại Nam xin hướng dẫn các bạn cách vệ sinh và bảo quản hàm giả tháo lắp đúng tiêu chuẩn.

Các bước vệ sinh răng giả tháo lắp đúng chuẩn

  • Vệ sinh răng giả tháo lắp ít nhất 2 lần 1 ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm thực hiện chải nhẹ nhàng trên hàm tháo lắp ít nhất 2 lần/ ngày. Tương tự như cách chải răng thông thường, bạn dùng các kem đánh răng làm sạch mọi ngóc ngách của hàm răng và nướu giả.

Vệ sinh hàm tháo lắp ít nhất 2 lần 1 ngày

Vệ sinh răng giả tháo lắp ít nhất 2 lần 1 ngày

  • Bệnh nhân nên làm sạch hàm tháo lắp sau các bữa ăn chính nhằm loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi khó chịu. Chải hàm tháo lắp đúng cách sẽ ngăn chặn các nguy cơ ố vàng, xỉn màu răng giả và hạn chế vi khuẩn trú ngụ, phát triển.

Vệ sinh hàm tháo lắp sau các bữa ăn chính

Làm sạch hàm tháo lắp sau các bữa ăn chính

  • Đưa hàm tháo lắp vào trong dung dịch giấm hoặc nước muối. Nước muối và giấm là các dung dịch có khả năng sát khuẩn rất cao, sẽ giúp làm sạch hàm tháo lắp tốt hơn.

Đưa hàm tháo lắp vào trong dung dịch nước muối hoặc dấm

Đưa hàm tháo lắp vào trong dung dịch nước muối hoặc giấm

  • Ngâm hàm tháo lắp trong nước muối hoặc giấm vài giờ hoặc ngâm qua đêm, tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng cốc thủy tinh trong suốt để ngâm. Sau khi ngâm, lấy hàm rửa với nước và đeo lại như bình thường.

 

ngâm hàm tháo lắp trong vài giờ hoặc ngâm qua đêm

Ngâm hàm tháo lắp trong vài giờ hoặc ngâm qua đêm

Tuổi thọ của hàm tháo lắp

Hàm tháo lắp có tuổi thọ khá ngắn khoảng vài năm, tuy nhiên tuổi thọ của răng giả tháo lắp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: cách vệ sinh và chăm sóc hàm tháo lắp, hoạt động ăn nhai hàng ngày, và tốc độ tiêu xương của từng bệnh nhân nhanh hay chậm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng răng giả tháo lắp

Tháo răng giả tháo lắp khi đi ngủ

Trong khi ngủ, bạn hãy tháo hàm tháo lắp và ngâm trong dung dịch nước muối hoặc giấm. Nếu bệnh nhân đeo hàm tháo lắp khi ngủ lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, gây sâu các răng còn lại, dễ bị nhiễm nấm khi đeo liên tục.

Thực hiện chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày

Cầm nắm răng tháo lắp nhẹ nhàng, tránh rơi rớt gây hỏng bể. Vệ sinh chúng từ từ, không được tác dụng lực quá mạnh gây biến dạng trên hàm. Khi không dùng đến thì gãy bỏ chúng vào một chiếc khăn và gấp lại hoặc ngâm vào nước ấm, tránh bị rơi rớt. Không nên dùng các loại chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh, vì chúng rất có thể sẽ bị ăn mòn và làm răng tháo lắp bị giảm tuổi thọ.

thực hiện vệ sinh hàm tháo lắp hằng ngày

Thực hiện vệ sinh hàm tháo lắp hàng ngày[/caption]

Vệ sinh răng thật và nướu 

Đừng quên việc vệ sinh và chăm sóc răng thật và nướu. Chải răng và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch răng miệng của bạn trước và sau khi đeo hàm.

Tìm hiểu các phương pháp trồng răng giả và chi phí của hàm tháo lắp

Ăn uống các loại thức ăn mềm, dễ nhai

Răng giả tháo lắp chỉ chịu được lực hoạt động ăn nhai nhẹ nhàng, do đó bệnh nhân cần thiết phải có chế độ ăn uống hợp lý, nên tránh các thức ăn cứng và dai để tăng tuổi thọ của hàm. Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc lạnh vì chúng có thể làm cho hàm tháo lắp của bạn bị giãn hoặc co lại. Điều này làm kích thước hàm tháo lắp thay đổi, gây lỏng hoặc chật không thể đeo và ăn nhai.

Thăm khám tại nha khoa định kỳ

Thực hiện thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để Bác sĩ kiểm tra và có thể phát hiện kịp thời tình trạng răng miệng xấu và kiểm tra hàm tháo lắp. Thông báo với Nha khoa khi có bất cứ vấn đề ăn nhai bị đau hoặc hàm giả thường xuyên bị bật ra ngoài.

Mọi thắc mắc về cách vệ sinh và bảo quản hàm tháo lắp vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 của Đại Nam chúng tôi để được tư vấn miễn phí.