Nhiều người cho rằng bọc răng sứ uống cà phê sẽ làm đen răng. Vậy bọc răng sứ có uống cà phê được không? Có cách nào để men răng sứ vẫn trắng sáng sau khi thưởng thức cà phê? Cùng Trung tâm Nha khoa Đại Nam tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi được nhiều người thắc mắc này.
Bọc răng sứ có uống cà phê được không?
Bọc răng sứ có uống cà phê được không là thắc mắc của nhiều tín đồ mê cà phê. Sau khi bọc răng sứ, bạn cần có chế độ chăm sóc răng kỹ lưỡng để nâng cao tuổi thọ và màu sắc của răng sứ. Theo chuyên gia nha khoa, cà phê chứa thành phần tannin khiến các hợp chất bám màu vào răng nhiều hơn, khiến răng trở nên ố vàng, ngả màu.
Như vậy, bọc răng sứ uống cà phê có thể làm răng sứ bị đen, nhiễm màu. Cà phê còn mang tính axit, nếu sử dụng cà phê lâu dài có thể làm mòn men răng sứ. Cà phê cũng có thể gây hôi miệng, vì chúng dễ bám vào lưỡi, gia tăng vi khuẩn gây hôi miệng. Nhiều Bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên hạn chế uống cà phê, để giữ răng sứ trắng sáng dài lâu.
Tuy nhiên, không có nghĩa bọc răng sứ thì không thể uống cà phê. Thật may mắn khi ngày nay đã có một số loại răng sứ có khả năng kháng màu thực phẩm, kháng màu từ cà phê, răng sứ vẫn trắng sáng và không bị mài mòn trong môi trường axit. Các loại răng sứ có khả năng kháng màu thực phẩm, chống mài mòn như răng sứ venus, răng sứ lava plus, răng sứ cercon, răng sứ Diamond Vita…
Bọc răng sứ có uống cafe được không? câu trả lời là có uống được. Mặc dù các loại răng sứ trên có khả năng kháng màu, chống mài mòn, bạn cũng không nên uống quá nhiều cà phê khi bọc răng sứ. Hãy tham khảo một số cách uống cà phê mà không bị đen răng ngay bên dưới.
Cách uống cà phê không bị đen răng sau khi bọc răng sứ
Dùng ống hút uống cà phê để không bị đen răng sứ
Nếu bạn uống cà phê trực tiếp từ miệng ly sẽ làm tannin tiếp xúc nhiều hơn trên răng sứ. Nếu muốn uống cà phê không bị đen răng sứ bạn hãy thử uống bằng ống hút. Lưu ý đặt ống hút tiếp xúc vào lưỡi, hạn chế để đầu ống chạm vào răng khi hút sẽ bị dính răng.
Dùng ống hút uống cà phê để không bị đen răng sứ là một cách rất hiệu quả và vô cùng đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể dùng ống hút để uống các thực phẩm chứa màu khác như nước ngọt, trà, cacao...
Súc miệng sau khi uống cà phê
Sau khi vừa uống cà phê xong, lượng tannin chỉ nằm trên bề mặt răng sứ, chưa bám chặt trên răng. Bạn có thể súc miệng để loại bỏ chúng nhanh chóng bằng nước thông thường hoặc nước súc miệng. Như vậy, súc miệng có thể ngăn ngừa tình trạng đen răng sứ sau khi uống cà phê.
Lưu ý nên súc miệng trong khoảng 1 giờ sau khi uống cafe, không để quá lâu tránh tannin bám chặt hơn, gây ố đen răng sứ. Có thể dùng đồ cạo lưỡi để làm sạch cà phê bám trên bề mặt lưỡi, tránh bị hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng tốt hơn
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng ít nhất 2 lần/ ngày để làm sạch các vụn mảng bám từ cà phê đọng lại. Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch sâu từng kẽ răng sứ mà không bị thưa răng như dùng tăm. Hạn chế ăn thức ăn nhiều màu gây nhiễm màu tương tự cà phê như sốt cà chua, cà ri, cherry, dâu tây, việt quất, tương ớt, nước tương…
Cạo vôi cho răng sứ định kỳ cũng là cách để răng sứ không bị bám màu từ cà phê. Khoảng 1 năm/ lần, bạn đến nha khoa để lấy các mảng bám trên răng sứ, giúp răng trắng sáng hơn.
Cà phê là thức uống yêu thích, bạn có thể thoải mái tận hưởng nó theo cách uống cà phê không bị đen răng mà Trung tâm Nha khoa Đại Nam đã hướng dẫn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được tư vấn miễn phí.